Quán trà đá Digital Marketing

BẠN CHẢ CÓ THẾ MẠNH GÌ CẢ – BẠN CÓ TIN KHÔNG?

mô hình SWOT

Chương I: SWOT

Hôm vừa rồi, trong lớp học Digital MasterClass của mình có phát sinh một chủ đề khá thú vị. Hôm đó lớp đang học đến phần sử dụng mô hình phân tích SWOT để ứng dụng vào lập kế hoạch Digital Marketing(ai chưa biết mô hình này thì google nha). Trong ma trận SWOT, cá nhân mình có đưa ra sự đánh giá chủ quan về 4 yếu tố như sau:

Đối với SME thì “cơ hội” và “thách thức” là 2 yếu tố không quá quan trọng. Trong bối cảnh thế giới càng ngày càng “phẳng”, các doanh nghiệp hoạt động trong 1 lĩnh vực sẽ đón nhận những cơ hội và thách thức giống nhau. Hơn nữa, mình thấy đây là 2 yếu tố ít thay đổi trong một thời gian dài. Trừ khi trong môi trường kinh tế vĩ mô xuất hiện những cơ hội và thách thức thật sự nóng, ví dụ như: một điều luật mới ra đời, một trend mà xã hội quan tâm,…. Còn lại, về cơ bản, các “cơ hội” và “thách thức” trong bản SWOT sẽ ít khi nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của SME. Như vậy là mình chỉ tập trung vào nghiên cứu 2 yếu tố “điểm mạnh” và “điểm yếu”.

Và rồi trong lớp phát sinh một cuộc tranh luận, giữa 2 yếu tố đó, cái nào quan trọng hơn. Một số bạn cho rằng nên tập trung vào khai thác để phát huy điểm mạnh, một số bạn cho rằng nên tập trung khắc phục điểm yếu. Có một bạn học viên hiện đang làm cho Unilever có chia sẻ, bản thân trong nội bộ của Unilever cũng thường xuyên tranh luận về chủ đề này. Vậy nên tập trung vào cái nào?

Theo mình, trc khi quyết định tập trung vào cái nào, thì phải xem bạn đã tìm ra đúng điểm mạnh điểm yếu chưa đã. Mình có một quan điểm thế này:

Điểm yếu là những gì mà ta làm chưa tốt hoặc còn hạn chế, ví dụ:

Những gì bạn thấy chưa tốt thì đúng là nó chưa tốt, bạn cần phải khắc phục. Nhưng trong tất cả các điểm yếu, chúng ta không thể khắc phục tất cả cùng một lúc. Vấn đề là bạn phải xác định rõ mục tiêu cho từng giai đoạn kinh doanh. Ở mỗi giai đoạn sẽ có một mục tiêu khác nhau, và bạn phải xác định điểm yếu nào đang trực tiếp cản trở việc bạn đạt được mục tiêu của giai đoạn sắp tới. Qua đó bạn sẽ biết phải ưu tiên khắc phục điểm yếu nào trước.

Còn điểm mạnh thì sao? Các bạn thường cho rằng những gì mình làm tốt là điểm mạnh của mình. Nhưng thực tế không phải như vậy.

Điểm mạnh là những gì bạn có thể làm tốt hơn người khác, ít nhất cũng là tốt hơn mặt bằng chung xã hội.

Hôm vừa rồi mình có một casestudy với đối tác. Ban đầu, trong quá trình làm chiến lược, ban lãnh đạo có đưa vào một điểm mạnh là “mạnh về quảng cáo Facebook”. Lý do là Cty có vài chục bạn chạy ads, và team đó mang về doanh số khá tốt trong thời gian trước đây. Nhưng sau một thời gian nghiên cứu và nhận tư vấn, ban lãnh đạo nhận ra vấn đề như sau: quảng cáo Facebook là thứ duy nhất mà team làm từ trước đến giờ, chứ đó không phải là thế mạnh của họ. Nếu nói quảng cáo là một thế mạnh, thì trong team phải có những chuyên gia, cover toàn bộ các tầng từ kĩ thuật đến nội dung quảng cáo, đó mới là có thế mạnh.

Khi đã xác định chính xác điểm mạnh và điểm yếu, thì lúc đó không có cái nào là quan trọng hơn. Phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu cần được thực hiện đồng thời.


Chương II: Định nghĩa bản thân

Đó là câu chuyện về tư duy sử dụng SWOT trong Marketing, còn trong các lĩnh vực khác mô hình này cũng có thể được sử dụng rất hay. SWOT đơn giản chỉ là một mô hình hoạch định nguồn lực, để hiểu sâu hơn về một chủ thể nào đó. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng SWOT để ứng dụng vào phát triển bản thân.

Cách đây hơn 2 năm, mình có một cuộc họp khá gay gắt với team Digital Marketing của mình. Mình gọi tất cả các bạn lên, đề nghị các bạn tự đánh giá bản thân, hiện tại có gì được và có gì chưa được.

Sau khi nghe các bạn chia sẻ một lượt, giống như những gì đã phân tích ở trên, mình nói với các bạn ấy rằng: “những gì bọn em cho là điểm yếu thì chính xác là điểm yếu. Những gì các bọn em cho là điểm mạnh thì không hề là điểm mạnh, đó chỉ là những cái duy nhất bọn em biết làm”

Có bạn nói mình mạnh về ads, có bạn nói mình mạnh về content, có bạn nói mình mạnh về design. Nhưng khổ nỗi, ngoài những thứ đó, các bạn ấy không biết làm một cái gì khác, nên mặc nhiên các bạn cho đó là điểm mạnh của bản thân.

Nếu nói content là thế mạnh, thì IQ ngôn ngữ phải cao, vốn từ phải sâu rộng, văn phong phải sắc nét, bút lực phải thâm hậu, hành văn phải logic…. Nếu một người có những thứ đó, họ có thể nói mình mạnh về content. Còn nếu bạn đi làm 3 năm, chỉ làm content, đừng có nói mình mạnh về content, đó là thứ duy nhất mà bạn biết làm mà thôi.

Sau buổi họp đó, có một số bạn không đồng ý, cho rằng mình vùi dập nhân viên quá đà. Có một số bạn thì cũng k để ý lắm, kệ vậy thôi. Có một số bạn thì tổn thương, hoang mang về bản thân mình. Biết làm sao được, sự thật thì vẫn là sự thật, dù nó không vui vẻ mấy.

Như bức ảnh mà các bạn thấy ở dưới, mình rất hạnh phúc vì một số bạn đã hiểu ra vấn đề và ghi nhận nó, dù mất khá nhiều thời gian. Để hiểu được một câu chữ, chúng ta chỉ cần quyển từ điển, nhưng để cảm nhận và thực sự tin một điều gì đó, chúng ta cần có thêm trải nghiệm.

Bản thân mình, nếu ai hỏi về điểm mạnh, mình rất tự tin về một số điểm như sau:

Đây là những điểm mà mình làm tốt hơn mặt bằng chung xã hội, thậm chí là tốt hơn rất nhiều. Còn một số khía cạnh khác, như Digital marketing, Facebook ads,… mặc dù được nhiều người gọi là chuyên gia, nhưng ít khi mình gọi đó là điểm mạnh. Vì mình làm tốt những việc đó, nhưng chưa chạm tới TOP của ngành, nên chưa muốn gọi đó là thế mạnh.

Thế đấy, việc nhìn nhận rõ điểm mạnh và điểm yếu, tưởng chừng dễ mà lại không hề dễ. Tóm lại, sau bài viết này, bạn hãy làm 5 việc như sau:

  1. Lập một bảng SWOT cho bản thân bạn.
  2. Sắp thứ tự các điểm yếu cần khắc phục trước.
  3. Kiểm tra lại xem mình có thực sự sở hữu điểm mạnh nào không.
  4. Nếu câu trả lời là có thì chúc mừng bạn, hãy tìm cách phát huy nó.
  5. Nếu câu trả lời là không, hãy học tập và đào sâu rèn luyện để biến những kĩ năng đang ở level tầm tầm thành kĩ năng siêu hạng. Hoặc hãy tăng cường trải nghiệm, biết đâu thế mạnh của bạn lại nằm ở một chỗ khác, chỉ là trước giờ bạn không để ý đến nó mà thôi.
Exit mobile version