Nội dung chính
A. Trân Châu Cảng
“Trân Châu Cảng” là một bộ phim của Michael Bay phát hành năm 2001. Đây là bộ phim siêu hay, lồng ghép hợp lí giữa 2 câu chuyện: một trận chiến kinh hoàng và 1 cuộc tình tay 3 siêu đẹp (No 3some). Tạo hình của chị Kate thì đẹp đến hoại tử tim. Ben Affleck thì đẹp trai thư sinh chứ k cục súc như ông Bat Man. Mình xem đi xem lại phim này không dưới 10 lần. Ai chưa xem thì xem đi nhé, đã xem là yêu.
Trong phim, có 1 Phân cảnh mình muốn nhắc đến, là một chi tiết cực kì thú vị,
mình đã để í đến nó ngay từ lần xem phim đầu tiên. Tuy nhiên, khi mình xem lần
đầu vào khoảng 2007-2008 thì mình còn quá nhỏ, chưa đủ khả năng để hiểu hết nó.
Mỗi lần xem lại mình đều nghiền ngẫm chi tiết này kĩ hơn 1 chút.
Phân cảnh miêu tả không khí 1 cuộc họp tình báo quân sự (Mình sẽ có thêm phần phần tóm tắt bối cảnh ở cuối bài, để mn hình dung yếu tố lịch sử).
– Thurman – Chỉ huy phòng tình báo hải quân Mỹ: Thưa hội đồng, chúng tôi nhận thấy có 1 hạm đội của Nhật biến mất khỏi tầm quan sát của chúng ta => có khả năng Nhật đang chuẩn bị làm gì đó => Vớ vẩn nó đánh Trân Châu Cảng (Nơi đóng quân của Hạm Đội Thái Bình Dương hùng mạnh – Thuộc quần đảo Hawaii của Mỹ) như chơi => Nên chăng là chúng ta cần làm gì đó???
– Trong phòng có tổng thống Mỹ Roosevelt và 1 ông Tư Lệnh hải quân nào đó. Ông Tư Lệnh hỏi lại: Are you sure???
– Thurman: Nếu tôi sure thì đã phát động chiến tranh cmnr, chứ ngồi đây họp làm mẹ gì nữa??? Tôi chỉ đoán vậy thôi.
– Ông Tư Lệnh: Thế m muốn Hải Quân đặt báo động đỏ + tiêu hàng tỉ đô di chuyển chỉ vì linh tính của m???
– Thurman: Thưa không, việc của tôi là thu thập và giải mã thông tin. Còn phần đưa ra những quyết định khó khăn, dựa trên những thông tin không hoàn chỉnh từ bộ phận chúng tôi thì hoàn toàn phụ thuộc vào ngài.Và đây chính là câu thoại để lại ấn tượng sâu sắc đối với mình
B. Sự Cảm Tính
Chẳng phải, lời mà Thurman nói chính là chân lý hay sao. Trong các lớp học của mình, mình rất hay chia sẻ 1 quan điểm với học viên như sau: “Trong MKT và Kinh Doanh, 90% các quyết định đều xuất phát từ cảm tính”. Ai từng học mình r, chắc chắn sẽ nhớ câu nói này.
Dù bạn có làm nghiên cứu khảo sát kĩ đến mức nào đi chăng nữa, dù bạn có nhiều thông tin và dữ kiện đến mức nào đi chăng nữa, bạn nghĩ mình ra quyết định dựa trên logic, nhưng thực ra, quyết định của bạn vẫn là cảm tính mà thôi. Vì 3 lí do chính sau đây:
1- Các thông tin, dữ kiện đều được thu thập trong 1 bối cảnh cụ thể:
Nó đúng ngày hôm trước, hôm sau chưa chắc đã đúng. Nó đúng với nhóm người này, nhóm khác chưa chắc đã đúng.
2- Các nghiên cứu, các khảo sát cuối cùng thì cũng do người làm:
Chúng ta đã cảm tính ngay từ khâu đặt câu hỏi rồi. Bất kể chúng ta hỏi bằng cách nào, thì bản thân mỗi câu hỏi đều có tính định hướng. Chúng ta không có cách nào để lôi tất cả suy nghĩ của người tiêu dùng ra khỏi đầu họ => Chúng ta không bao giờ có thể hiểu hết được người tiêu dùng. Chúng ta thậm chí còn k hiểu hết được bản thân mình chứ đừng nói là người khác.
3- Từ dữ kiện đến quyết định lại là 1 câu chuyện khác:
Cứ giả sử, trong 1 trường hợp lí tưởng, với phương pháp nghiên cứu khoa học chuẩn mực, chúng ta lôi ra được tất cả thông tin từ thị trường, khách hàng. Cứ cho là chúng ta có đầy đủ dữ kiện chính xác tuyệt đối và đầy đủ. Thì chẳng phải, việc chúng ta nhìn vào dữ kiện để đưa ra quyết định, vẫn phải dựa vào cảm tính của mỗi người hay sao
Nói đến đây, các bạn đừng hiểu lầm rằng mình nói làm MKT k cần dựa vào số liệu. Mình k có nói vậy, làm MKT rất cần có số liệu, rất cần dữ kiện từ các khảo sát nghiên cứu. Nhưng, vấn đề là, những thông tin đó chỉ giúp bạn có cơ sở để ra quyết định, chứ k giúp bạn chắc chắn 100% thành công. Càng có nhiều dữ kiện chính xác, bạn càng giảm thiểu được rủi ro cho quyết định của mình. Còn, việc có thành công hay không, phụ thuộc rất lớn vào cảm tính của người làm SẾP. Cảm tính ở đây là gì, đó là sự nhạy bén, lối tư duy, chiều sâu logic. Chúng ta đã chứng kiến quá nhiều trường hợp khởi nghiệp thành công mà không dựa trên nền tảng nghiên cứu, đó là vì họ có cảm tính tốt. Họ thành công vì họ cảm nhận được nhu cầu của thị trường, tạo ra được sản phẩm/dịch vụ hoặc chiến dịch MKT đúng với thị hiếu thị trường.
Giải thích 1 chút, tại sao lại là 90%. Thực ra chỉ muốn nói là “Đa số”, nhưng theo văn nói thì cứ chém 90% cho ghê gớm, chứ làm gì có số liệu hay thống kê gì mà 80 với 90% :))
C. Chuyện Làm Sếp
Quay lại câu chuyện làm SẾP, chẳng phải, điều chúng ta cần nhất ở 1 người lãnh đạo, đó là khả năng phân tích đánh giá tình hình, cân nhắc thiệt hơn, đưa ra những quyết định khó khăn dựa vào những thông tin không đầy đủ, chẳng phải thế hay sao. Nếu như một người SẾP chỉ trông chờ vào những thông tin rõ ràng, thi khi đó, vốn dĩ chẳng cần một người SẾP giỏi, vì SẾP đâu phải lựa chọn.
Giữa 2 quả táo “NGON-BỔ-RẺ” và “KHÔNG NGON-ĐẮT-KHÔNG BỔ”, đương nhiên 100% sẽ chọn quả số 1. Đây vốn dĩ không phải là sự lựa chọn, vì ngay từ đầu đã không cần phải lựa chọn, mà chỉ có 1 phương án duy nhất thôi.
Nếu như Thurman có bằng chứng rõ ràng là Nhật sắp đánh Hawaii, thì vốn dĩ cũng chẳng cần người SẾP giỏi để đưa ra quyết định. Việc của một người SẾP trong trường hợp này là:
– Đánh giá xem có bn % khả năng Nhật đánh Hawaiii
– Nếu Nhật đánh thì dự kiến tổn thất đến mức nào
– Nếu giờ Mỹ điều động quân để phòng thủ trước, chi phí là bao nhiêu…..
Sau khi đánh giá hết các khả năng đó, sau một quy trình phân tính lý tính, thì bằng cảm tính nhạy bén, Tư Lệnh sẽ phải đưa ra quyết định của mình. Trong trường hợp cụ thể này, Viên Tư Lệnh đã quyết định không làm gì, do không muốn đưa quyết định dựa trên dự đoán của Thurman. Sau đó, như ta đã biết, Nhật tấn công Trân Châu Cảng gây thiệt hại cực kì lớn cho Mỹ.
Cảm tính của người làm sếp, được sinh ra qua quá trình trải nghiệm dạn dày. Nó là thành quả của những quá trình đúc kết thử sai. Sếp giỏi là người có những khả năng cảm nhận và dự đoán vượt trội.
D. Chốt lại
Chốt lại là chả có cái chốt gì cả, mình chỉ muốn đưa ra 1 góc nhìn về nghề làm SẾP, để mọi người có thể tự nhìn nhận vai trò và các mối quan hệ trong DN. Ai muốn rút ra bài học gì thì rút. Còn mình cũng k có nhiều kinh nghiệm làm SẾP, nên cơ bản, bài viết này cũng là CẢM TÍNH mà thôi, hehe.
———————————————
Phân cảnh này diễn ra trong bối cảnh được mô tả ngắn gọn như sau:
– Năm 1941, không khí World War 2 cực kì căng thẳng. Phe phát xít và Đồng Minh đánh nhau loạn xì ngầu.
– Mỹ không tham chiến, đứng ngoài bán vũ khí cho cả 2 phe kiếm lời. Do chủ yếu chiến tranh diễn ra trên lãnh thổ Châu u, rất xa Mỹ, nên Mỹ cứ thế đứng cổ vũ đánh nhau thôi.
– Nhật có ý định đánh chiếm mạnh khu Đông Nam Á, nhưng thằng Mỹ cứ dở dở ương ương, chả biết lúc nào nó sẽ tham chiến. Nên Nhật vẫn còn rén, chưa dám oánh to.
– Nhật quyết định làm 1 trận lớn xem anh em có trầm trồ, ra tay trước, oánh Mỹ ở Trân Châu Cảng (Nơi đóng quân của Hạm Đội Thái Bình Dương hùng mạnh – Thuộc quần đảo Hawaii của Mỹ), mục tiêu là làm cho Mỹ tổn thất nặng => không can dự vào việc của Nhật được.
– Phía Mỹ thu thập dc 1 số tinh tình báo, phát hiện 1 hạm đội lớn của Nhật biến mất, nhưng do thông tin chưa đầy đủ, phía Mỹ k có động thái nào đặc biệt.
– Sáng ngày 07/12/1941, Nhật đánh Trân Châu Cảng trong sự ngỡ ngàng của cộng đồng mạng, hạm đội Thái Bình Dương tổn thất nặng nề
– Sau trận này, thế cuộc thay đổi mạnh mẽ, Mỹ đương nhiên là phát giồ và tuyên bố tham chiến, bước đần dẫn đến thất bại của phe Phát Xít.
———————————————-
Mn có thể xem phim tại đây: http://www.phimmoi.net/phim/tran-chien-tran-chau-cang-906/