Bàn về PHƯƠNG PHÁP hay KẾT QUẢ?
𝘾𝙖̂𝙪 𝙘𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙣 𝙩𝙝𝙪̛́ 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩.
“Đừng bán xăng cho phụ nữ”
Đó là một câu nói quen thuộc mà chúng ta hay lấy ra để cười đùa mỗi khi có một pha xử lý ngáo ngơ của chị em.
Tôi thường hỏi lại mọi người xung quanh xem họ chỉ đùa, hay họ tin như vậy thật. Cái gì nói nhiều thì cũng dễ thành thật, rất nhiều người thật sự nghĩ rằng phụ nữ lái xe kém an toàn hơn đàn ông.
Vấn đề ở đây là những gì ta thấy chỉ là cái thế giới xoay quanh bản thân ta. Muốn đưa ra một kết luận thì phải dựa trên tổng thể, phải dựa trên số liệu.
Nếu làm nghiên cứu thì có chắc là phụ nữ lái xe kém hơn đàn ông? Định nghĩa kém ở đây là thế nào? Là kém trong việc xử lý các tình huống khó, hay là gây tai nạn nhiều hơn? Phụ nữ thì thường yếu về xử lý tình huống, nhưng đàn ông thì lại thường gây tai nạn vì lỗi chủ quan, vậy rốt cuộc là ai có số lượng hoặc tỉ lệ gây tai nạn nhiều hơn???
Đó là một vài câu hỏi vô cùng cơ bản để bắt đầu một nghiên cứu. Ngoài ra còn 1 tỷ thứ các bạn cần phải để ý như là Phương pháp chọn mẫu, phương pháp lấy số, nguồn dữ liệu, phương pháp đưa ra kết luận… Tức là kể cả đã có nghiên cứu, thì còn phải phản biện rất nhiều thứ với phương pháp thực hiện nghiên cứu thì mới có thể đi đến gần với sự thật.
Cho nên, nếu bạn đưa ra một kết luận vội vàng, thì bạn đang sai về phương pháp, dù chưa chắc kết luận của bạn đã sai.
Mặc dù tôi cũng đã có tìm hiểu và đọc về các số liệu thống kê, tuy nhiên tôi sẽ không đem ra bàn ở đây. Vì đây là ví dụ để bàn về phương pháp, chứ k phải bàn về kết luận. Làm ơn xin đừng cmt đưa ra các ví dụ hay dẫn chứng để chứng minh đàn ông hoặc phụ nữ lái xe tốt hơn.
𝗖𝗮̂𝘂 𝗰𝗵𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝘁𝗵𝘂̛́ 𝗵𝗮𝗶.
Cách đây ít hôm, bạn tôi có kể cho tôi về một thông tin khá giật gân.
Lúc đầu tôi cũng k nghĩ nhiều nên ngồi hùa vào chém gió cho vui. Một lúc sau cảm xúc đi qua, tôi mới hỏi lại: m đọc tin ấy ở đâu, làm sao m biết tin đó là thật?
Bạn tôi cũng chỉ trả lời qua loa, đại khái là nó đọc trên mấy trang tin lớn, sau đó nó ngồi phân tích thêm 1 số lý do khiến nó tin chắc tin đó là thật.
Tôi chỉ nói mấy câu đơn giản theo kiểu: Như vậy thì chưa chắc chắn được, khi nào chưa có tin chính thức trên trang chính thống, thì không có gì là chắc chắn cả, chắc 90% thì vẫn là không chắc chắn.
Xong rồi thì bạn tôi nó bảo tôi đúng là dốt, nó bảo “ĐỂ MÀ XEM”.
Rồi sau đó khoảng vài tiếng thì thông tin đã lên báo chính thống. Bạn tôi mới chụp cái màn hình gửi cho tôi kèm theo 1 loạt câu nói rất hả hê, kiểu “mày thấy chưa, tao đã bảo rồi,….”
Các bạn có thấy câu chuyện ở đây quen không?
Tôi không hề muốn bàn đến kết luận, tôi không hề có ý phản đối kết luận của bạn tôi. Vì thứ nhất là tôi không có thêm dữ liệu nào để kết luận, thứ 2 là nó cũng chẳng có cái gì quan trọng để mà phải tranh luận.
Cái mà tôi muốn ý kiến ở đây, chỉ là phương pháp xác thực thông tin của bạn tôi. Mặc dù cuối cùng thì kết luận của bạn tôi vẫn đúng, nhưng rõ ràng là phương pháp thì chưa đủ kín kẽ, tạm gọi là sai.
Vậy thì Phương Pháp và Kết Quả thì cái nào quan trọng hơn?
𝘾𝙖̂𝙪 𝙘𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙣 𝙩𝙝𝙪̛́ 𝟯
Nếu ai có từng chơi môn Poker thì chắc chắn sẽ hiểu về sự rạch ròi giữa phương pháp và kết quả.
Cho ai chưa biết, trong bộ môn này người chơi sẽ phải dựa vào những quân bài của mình kết hợp với các động thái/thói quen của đối thủ trong từng vòng chơi, từ đó đưa ra những phán đoán, rồi tính toán xem những phán đoán đó có xác suất đúng là bao nhiêu %, rồi đưa ra quyết định theo như xác suất ước tính.
Đối với những người chơi mới thì việc tính xác suất có nhiều khó khăn, tuy nhiên nếu chơi 1 thời gian thì việc đó cũng không phải quá khó. Cái khó là khi có xác suất rồi, bạn có đánh theo đúng xác suất hay không?
Nếu theo một phương pháp kỉ luật, thì rõ ràng ta chỉ nên ra trận khi xác suất thắng của ta phải tốt hơn tỉ lệ ăn một cách tương đối. Ví dụ nếu xác suất thắng 25% thì tối thiểu kì vọng ăn phải mang về x4 lần thì mới hợp lí. Còn nếu tỉ lệ thắng chỉ có 10% mà tỉ lệ ăn chỉ có X2 . Giống như chơi đề đó, xác suất thắng là 1% nhưng tỉ lệ ăn chỉ x70, kèo này không thơm.
Nhưng xác suất cũng chỉ là xác suất, nhiều khi tỉ lệ thắng 90% cũng vẫn thua bình thường, tỉ lệ thắng 10% có lúc vẫn hạ gục đối thủ.
Vậy nếu tỉ lệ 90% mà vẫn thua thì ta có sai không?
Hoặc nếu tỉ lệ 10% mà vẫn thắng thì ta có phải người chơi giỏi không?
Câu trả lời ở đây là không.
Nếu tỉ lệ 90% mà vẫn thua thì kết quả sai nhưng phương pháp đúng. Về lâu về dài, phương pháp đúng thì bạn vẫn có khả năng cao là người chiến thắng.
Nếu tỉ lệ 10% mà vẫn thắng thì kết quả đúng nhưng phương pháp sai. Về lâu về dài, phương pháp sai thì bạn chắc chắn sẽ là người thua. Nên nếu thắng ván này người ta chỉ khen bạn may thôi.
Nếu bạn đọc kỹ thì có 1 chút khác biệt giữa câu trên và câu dưới:
Ở trên là “khả năng cao thắng”
Ở dưới là “chắc chắn thua”
Lý do thì đơn giản thôi, để thắng chung cuộc thì bạn cần thắng rất nhiều lần, nhưng thua thì đôi khi chỉ cần 1 lần thôi. Nên là đánh đúng chưa chắc thắng, đánh sai chắc chắn thua :))
Đánh đề chính là một ví dụ điển hình cho những hành động sai rất cơ bản về mặt phương pháp, nhưng chỉ cần vài lần thắng về mặt kết quả, thì nhiều người bất chấp phương pháp sai mà chơi đi chơi lại.
𝑲𝒆̂́𝒕 𝒍𝒖𝒂̣̂𝒏
Vậy, chốt lại thì chúng ta nên nhìn vào kết quả hay phương pháp?Tôi xin đưa ra một nhận định chủ quan như này:
Trong những việc lớn, việc trọng đại thì nên trọng kết quả. Đôi khi phương pháp sai nhưng kết quả đúng ấy là cái CHẤT LIỀU của người làm việc lớn. Nếu việc gì cũng cần phương pháp chuẩn chỉ, cái gì cũng chắc chắn mới làm thì thường chỉ mang lại kết quả vừa phải chứ không có những quả đột phá.
Khi làm việc lớn, kết quả đã sai thì phương pháp đúng là vô nghĩa.
Trong những việc nhỏ, việc hàng ngày thì nên trọng phương pháp. Đối với những việc không quan trọng, thì càng nên dành thời gian để rèn luyện phương pháp tư duy sao cho đúng, vì đây là lúc bạn không bị ảnh hưởng bởi áp lực kết quả.
Khi làm việc nhỏ, kết quả sai mà phương pháp đúng vẫn giúp bạn phát triển rất nhiều.
Chủ quán trà đá!