https://phungthaihoc.com/wp-content/uploads/2019/05/bi-mat-trong-tin-tuyen-dung-2-740x493.jpg

BÍ MẬT THÚ VỊ trong các mẩu tin tuyển dụng

Bí mật trong các mẩu tin tuyển dụng

Vào khoảng năm 2014, tôi vẫn rất hay tìm đọc các mẩu tin tuyển dụng. Lang thang trên Internet, bất cứ mẩu tin tuyển dụng nào có liên quan đến Digital Marketing là tôi đều đọc rất kĩ. Tôi đặc biệt chú tâm đến mục mức lương và yêu cầu. Lý do thì đơn giản thôi, lúc đó là thời điểm tôi vẫn đang loay hoay tìm kiếm một công việc phù hợp.

Rồi đến một hôm, tôi nhận ra một chi tiết thú vị. Đó là trên hầu hết các tin tuyển dụng, người ta hay nói như này:

– Yêu cầu 1 năm kinh nghiệm (Với executive)

– Yêu cầu 2-3 năm kinh nghiệm (Với Senior)

– Yêu cầu 1-3 năm kinh nghiệm quản lý ở cấp tương đương (Với cấp Manager trở lên)

Bí mật trong các mẩu tin tuyển dụng

Lúc đó tôi đã tự hỏi, tại sao người ta lại thường yêu cầu ít năm kinh nghiệm như vậy, tại sao rất hiếm khi nhìn thấy những tin tuyển dụng yêu cầu từ 4 năm trở lên, kể cả ở cấp quản lý. Sau một thời gian dài suy nghĩ, tôi đã hiểu ra vấn đề. Chính phát hiện đó đã giúp tôi có những tư duy rất khác trong học tập và phát triển.

Tôi nhận ra rằng: Đối với 1 công việc, một cấp độ cụ thể, bạn chỉ cần 1-3 năm học hỏi để có thể làm thật tốt. Sau 3 năm, lúc ấy sự khác biệt sẽ không đến từ thời gian kinh nghiệm, khác biệt sẽ đến từ khả năng tư duy và phương pháp học hỏi của mỗi người. Để giải thích đơn giản hơn, tôi xin đưa ra một số ví dụ như sau:

– Một bạn làm Facebook executive 1 tháng sẽ rất khác với bạn làm FB 3 tháng. Bạn làm 3 tháng sẽ khác với bạn làm 1 năm. Bạn làm FB 1 năm sẽ khác bạn làm 3 năm.

– Một bạn mới lên làm Digital Manager 3 tháng sẽ rất khác với một bạn đã làm 1 năm. Bạn làm Manager 1 năm sẽ rất khác với bạn làm 3 năm

Nhưng, liệu một người làm ở level excutive hoặc manager 3 năm liệu có khác với một người làm 5 năm? Tôi thì không nghĩ như vậy.

3 năm là khoảng thời gian đủ dài để bạn tìm tòi học hỏi trong một lĩnh vực. Sau 3 năm, việc bạn phát triển đến mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tư duy và phương pháp học hỏi của bạn. Đó là lý do tại sao có người sau 3 năm đã trở thành Master một lĩnh vực, có người 3 năm vẫn lỡ cỡ ở giữa mức Junior và Senior. Sau 3 năm làm cùng 1 công việc, cùng 1 level, nếu bạn chưa nhảy lên được cấp độ mới, hãy xem lại cách học hỏi của mình nhé.

Thái Học

Tôi là Phùng Thái Học. Tôi thích viết, thích nói về Truyền Thông và Digital Marketing, ngoài ra thì tôi thích cả việc được chia sẻ và tâm sự thầm kín về các vấn đề cuộc sống. Cám ơn bạn đã ghé qua blog của tôi - nơi tôi chém gió mọi thứ giản dị như khi đang ngồi tại một quán trà đá.