https://phungthaihoc.com/wp-content/uploads/2019/05/60097704_2375645909170061_1910382714318487552_n-740x493.jpg

CÁCH MÀ CON NGƯỜI PHÁN XÉT

LỖI SAI CHÍNH TẢ VÀ CÁI KẾT KHÔNG BẤT NGỜ.

NÓI GÌ không quan trọng bằng AI NÓI

Có một sự thực khá thú vị về các câu châm ngôn, đó là “NÓI GÌ không quan trọng bằng AI NÓI”.

Cùng là một câu nói “Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép”
* Tiên Tiên nói thì k ai để ý phân tích làm gì, hát cho vui mồm. 
* Bác Vượng mà nói: đó là một triết lí sâu sắc. Giới trẻ có thể phát cuồng vì nó. Báo chí có thể viết 1 seri bài diễn giải câu nói đó. 
* Tù nhân trong tù mà nói: ha ha ha, dân mạng sẽ ha ha ha.

Cùng là một câu nói: “Khởi nghiệp quan trọng không phải là tiền”
* Bác Trương Gia Bình mà nói: đây là câu chuyện truyền cảm hứng, tạo động lực cho giới trẻ
* Sinh viên nói: mày biết cái gì mà nói @@

Cảm xúc và Lý trí

Những ví dụ trên cho thấy điều gì? 
Đó là, con người có bản năng đánh giá mọi thứ dựa trên cảm xúc. Ai cũng nghĩ rằng mình đánh giá dựa trên lí trí. Nhưng thực tế là, lí trí đó được định hướng bởi cảm xúc.

Cùng là một vấn đề, nếu bạn có cảm xúc tích cực, bạn sẽ dùng lí trí để tìm những điều tích cực. Ngược lại, nếu bạn có cảm xúc tiêu cực, lí trí của bạn sẽ chỉ tìm những điều tiêu cực mà thôi.

Với một câu nói của người thành công/nổi tiếng, não bộ của bạn sẽ đưa ra những tín hiệu cảm xúc tích cực. Người ta đã thành công, thì đương nhiên họ nói gì là cũng có lí do. Lúc đó, lí trí của bạn sẽ tập trung tìm hiểu “HỌ ĐÚNG Ở ĐIỂM NÀO”

Ngược lại, nếu câu nói ấy xuất phát từ một người bạn không thích, hoặc không được bạn đánh giá cao. Bộ não sẽ đưa ra cảm xúc tiêu cực. Khi đó, bạn sẽ có xu hướng tìm hiểu xem “HỌ SAI Ở ĐIỂM NÀO”

Nói đơn giản, chúng ta chỉ thấy những điều mà chúng ta muốn thấy. 

Câu chuyện sai chính tả

Hôm qua, Mình có đăng 1 bài để khảo sát cho sự kiện workshop “Content writer and Copy Writer”. Vì mình nảy ra ý tưởng một cách ngẫu nhiên, lúc đó mình đang trong giờ giảng ở FPT. Vừa dạy, vừa viết post, vừa design ảnh, vừa tạo form nên là cũng có chút sai sót. Khi chuẩn bị đăng post, mình phát hiện ra lúc design ảnh có bị sai chính tả.

Sau vài phút phân vân, mình quyết định đồng bộ, không sửa ảnh nữa, ảnh đã sai chính tả thì bài viết cũng sai, form cũng sai. Mình làm vậy vì lí do:

* Tăng tương tác?
Sai! Không phải lí do này, mình k cần tăng tương tác từ việc gây tranh cãi như vậy. 

* Loại trừ một số đối tượng?
Đúng! Mình muốn loại trừ những người k thích mình, những người không đánh giá cao mình.

Khi thấy mình viết sai chính tả.

– Sẽ có những người bạn Inbox mình nhắc nhở, họ sợ mình viết nhầm nên góp ý hết sức chân thành. Sẽ có người vì tò mò nên comment đặt câu hỏi. Đây sẽ là những người bạn rất đáng quý. Họ chỉ để ý đến những thông tin tích cực, không để í đến lỗi của mình.

– Nhưng bên cạnh đó, sẽ có người nhìn vào cái lỗi đó để chê bôi mình. Có những người chỉ chờ người khác có lỗi sai để bắt bẻ. Họ không đánh giá một người dựa trên thông tin người đó cung cấp. Mà ngược lại, họ đánh giá thông tin dựa trên cảm xúc về người đó. Nếu ai đã k thích mình từ trước, thì đây là dịp để họ hả hê sung sướng.

Những kiểu tranh luận sau khá là phổ biến trên mạng:
* Viết đúng chính tả đi rồi hãy nói chuyện
* Chính tả còn viết sai thì làm được cái đ gì. 
Kiểu công kích cá nhân này, không khác gì bạn nói chuyện với 1 người nói ngọng (hoặc có tật phát âm), rồi nói kiểu: nói Tiếng Việt còn k sõi thì còn làm được cái gì. Thay vì đánh giá thông tin, họ lại đánh giá con người, r quay lại áp đặt đánh giá đó lên thông tin.

Thực sự mình rất may mắn. Kết quả là mình nhận được góp ý của 1 số bạn bè, tất cả đều là những góp ý tích cực. Không có ai dựa vào điều đó để bỉ bôi mình cả. Điều đó cho thấy mình chọn lọc bạn bè rất ổn. Thực ra mình nghĩ là vẫn có những người ngứa mắt vụ đó, nhiều là đằng khác, chẳng qua họ k dám lên tiếng thôi.

Thực ra việc cảm xúc định hướng lí trí là điều mà con người gần như không thể loại bỏ. Bản thân mình cũng vậy thôi, có những người mình đã không thích, thì nó thở ra thôi cũng thấy hơi thở đó trái luân thường đạo lí. Nhưng ít ra, mình nhìn nhận được việc đó là không tốt, và cố gắng sửa sai từng ngày.

Sài Gòn Ngày Mưa, không đi đâu được nên ngồi viết linh tinh.

Thái Học

Tôi là Phùng Thái Học. Tôi thích viết, thích nói về Truyền Thông và Digital Marketing, ngoài ra thì tôi thích cả việc được chia sẻ và tâm sự thầm kín về các vấn đề cuộc sống. Cám ơn bạn đã ghé qua blog của tôi - nơi tôi chém gió mọi thứ giản dị như khi đang ngồi tại một quán trà đá.