ĐA KÊNH LÀ MỘT CÁI BẪY CHẾT NGƯỜI
Khi bắt tay vào triển khai bất cứ 1 dự án nào, mình luôn luôn dựa vào 2 câu hỏi cơ bản:
– Mục tiêu là gì?
– Nguồn lực thế nào? (bối cảnh, điểm mạnh, điểm yếu)
Khi trả lời xong 2 câu hỏi đó, mới bắt đầu đi làm chiến lược, làm sao để khắc phục tồn tại, tận dụng điểm mạnh để đạt được mục tiêu.
Mấy năm vừa rồi giới Marketing rộ lên những thuật ngữ như bán hàng đa kênh hay Omni Channel. Cái đáng sợ là, một số hội thảo, một số chuyên gia đã thần thánh hóa những thuật ngữ đó.
Khiến cho nhiều người khi lập kế hoạch Digital Marketing, luôn hướng tới phân bổ ngân sách đa kênh, phối hợp nhiều hoạt động cùng 1 lúc. Những việc đó, về lý thuyết thì hay, nhưng trong thực tế hiệu quả sẽ không được như vậy.
Đa kênh chỉ hiệu quả trong 4 trường hợp:
1. Chúng ta tìm được nhiều kênh tốt, hiệu quả (đánh giá theo mục tiệu cụ thể)
2. Chúng ta sử dụng nhiều kênh, trong đó kênh này hỗ trợ cho kênh kia.
Ví dụ: Book PR báo điện tử để hỗ trợ tư liệu truyền thông cho quảng cáo FB GG
3. Các kênh khác nhau nhưng khai thác chung 1 tập đối tượng. Lúc này, việc làm đa kênh sẽ giúp chạm khách hàng ở nhiều điểm => tăng khả năng nhận diện và tăng khả năng thuyết phục.
4. Doanh nghiệp rất giàu, ngân sách lớn, có chiến lược cụ thể cho hoạt động Branding => Làm đa kênh để tăng nhận diện.
Nếu không phải rơi vào 1 trong 4 trường hợp trên, làm đa kênh đồng nghĩa với việc bạn phân tán nguồn lực, và phần nhiều trong các nguồn lực sẽ là đổ xuống sông xuống biển.
Người làm chiến lược, không chỉ xác định giai đoạn này nên làm gì, mà còn phải xác định giai đoạn này không nên làm gì.
P/S:
Một số kênh phổ biến:
– Kênh FaceBook, Kênh Google, Kênh zalo
– Kênh nhiêu lộc, kênh thị nghè (ai có báo giá hệ thống kênh này cho mình xin nhé)
– Kênh HBO, Kênh Starmovie
Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề tại chuyên mục Digital Marketing