Quán trà đá Digital Marketing

GAME LÀ CỨU TINH ĐỜI TÔI

Tôi là fan trung thành của LOL (Game Liên Minh huyền Thoại). Khi tôi nói ra điều này, rất nhiều người đã tỏ ra ngỡ ngàng. Người ta nghĩ một người như tôi thì suốt ngày chỉ có công việc, hoặc nếu có giải trí sẽ là mấy thú vui như đọc sách hoặc uống trà. Nhưng sự thực là tôi chơi game rất nhiều, gần như tôi chơi mọi lúc có thể. Hôm nào không phải đi công việc là tôi rủ mấy anh em ra hàng game ngồi. Việc tôi báo bận, từ chối gặp khách hàng để đi chơi game là chuyện hết sức bình thường. Vậy, tôi có trẻ trâu quá không, tôi có nghiện game không?Tôi nghĩ là không, tôi không nghiện game, chỉ đơn giản là tôi thích nó thôi. Với tôi game không chỉ là một thú vui, nó còn là thứ giúp tôi cân bằng cuộc sống.

Tôi đến với LOL vào năm 2014, thời điểm mà tôi gặp khá nhiều khó khăn với công việc. Giai đoạn đó, tôi mới phải chịu một thất bại nho nhỏ trong kinh doanh. Thất bại không hẳn là thua lỗ về mặt tài chính, thất bại là do dự án không đi đúng hướng mà tôi kì vọng. Thế là tôi đứng giữa 2 lựa chọn, tiếp tục dự án cũ hoặc tìm cái khác để làm. Sự lựa chọn đơn giản vậy thôi, mà tôi mất hơn 1 năm để ra quyết định, vâng hơn 12 tháng đấy các bạn ạ. Vấn đề ở đây là không có một lựa chọn nào tối ưu hẳn, nên dù chọn phương án nào cũng khiến tôi khó chịu. Thế là hơn 1 năm trời, tôi cứ nhập nhằng giữa 2 quyết định đó, cứ mỗi thứ một tí, không nghiêng hẳn về bên nào.Và chắc các bạn hiểu cái cảm giác của một người đang hoang mang, họ suy nghĩ rất nhiều. Có khi đêm mất ngủ để nghĩ, nghĩ rất nhiều nhưng chả giải quyết được gì. Thời gian đầu thì suy nghĩ theo hướng tích cực, hy vọng mơ mộng, rồi dần dần thời gian trôi qua, suy nghĩ tiêu cực dần. Nghĩ lan man, tự cho là mình kém cỏi, so sánh bản thân với người khác,…
Nửa năm đầu mọi chuyện diễn ra như vậy. Đến một ngày tôi không chịu được nữa, quyết định phải tìm một thú vui gì đó. May mắn là tôi đã không tìm đến rượu chè hay pay lak. Tôi đã tìm thấy LOL. Một người bạn đại học đã hướng dẫn tôi làm quen với game trong 2 buổi. Sau đó cứ thế tôi tự tìm hiểu rồi đam mê lúc nào không biết. 4 điểm khiến tôi thích nhất ở game này là:

Từ khi có LOL, tôi đã không còn thời gian để nghĩ lan man nữa. Khi nào làm ra làm, khi nào chơi ra chơi. Và rồi tôi vượt qua giai đoạn đó với sự bứt phá vượt trội. Tôi phát hiện ra, trí nào con người, không phải sợ nhất nỗi buồn hay sự đau khổ. Trí não con người sợ nhất sự trống rỗng. Trừ khi bạn tập thiền, thì bạn mới có thể làm trống bộ não một cách tích cực. Còn bình thường, khi không có gì để nghĩ, bộ não sẽ thường đẻ ra những thứ tiêu cực để bắt bạn phải nghĩ. Đó chính là nguyên nhân của những đêm nghĩ lan man đến mất ngủ mà không giải quyết được gì. Nếu không có lol, có khi tôi không đủ năng lượng để vượt qua thời kì đó. Những suy nghĩ tiêu cực có thể nhấn chìm tôi trước khi tôi tìm thấy cơ hội mới. Đến bây giờ, tôi vẫn duy trì thú vui này. Như đã nói ở trên, tôi thậm chí còn hủy gặp khách hàng để đi chơi game. Vì với tôi, miễn nó làm bản thân happy, thì rất khó để nói là chuyện nào quan trọng hơn chuyện nào. Mỗi giai đoạn, tôi sẽ quyết định chuyện đó tùy vào nhu cầu bản thân. Tất nhiên là khách hàng lớn sẽ khác khách hàng nhỏ, người tôi mang nợ sẽ khác người tôi không nợ nần gì.

Chốt lại, qua câu chuyện bản thân này, tôi không phải là muốn khuyên các bạn bỏ làm bỏ học đi chơi game. Điều tôi muốn chia sẻ, đó là mỗi người cần có một thú vui thực sự trong cuộc sống. Một thú vui thực sự là gì? Đó là việc Bạn thực sự thích, làm mãi không chán? Có người sẽ thích đọc sách, câu cá, chơi thể thao, nhạc cụ, đá gà,… gì cũng được, miễn bạn chơi mãi không chán.Nhưng đừng quên, thú vui là thứ giúp bạn cân bằng cảm xúc trong cuộc sống. VUI CHỨ KHÔNG NGHIỆN, không được để thú vui lấn át cuộc sống của bạn, làm bạn quên đi trách nhiệm với gia đình hoặc chính bản thân bạn. Tôi biết những ông chồng thích đá bóng hơn là về nhà với vợ, có những người thích nuôi gà hơn nuôi con. Đó đều là những trường hợp buông thả bản thân quá mức, rất đáng trách.

Chúc mỗi người sẽ tìm ra 1 thú vui cho cuộc sống để hạnh phúc hơn.
22/11/2019

Exit mobile version