Quán trà đá Digital Marketing

Giải mã cơn sốt Landing Page – những điều không phải ai cũng biết

cơn sốt landing page

Khoảng 1 năm gần lại đây, bỗng nhiên thị trường Digital Marketing ở Việt Nam có những bước dịch chuyển mạnh mẽ. Người người chạy Landing Page, nhà nhà chạy Landing Page (LP). Bài viết này sẽ cho mọi người thêm 1 số thông tin để giải mã cơn sốt này. Hiểu được nguyên nhân cũng giúp chúng ta sử dụng LP đúng mục đích hơn.

Nhưng trước tiên, như thường lệ, các bài viết về chuyên môn của Thái Học luôn bắt đầu với việc thống nhất về góc nhìn.


Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề tại chuyên mục Digital Marketing

I. HIỂU VỀ LANDING PAGE

Chúng ta hãy thống nhất về định nghĩa LP trước. Có 2 cách hiểu về LP như thế này:

Cách 1: Hiểu theo mặt ngữ nghĩa.

Nếu dịch đơn giản, Landing là hạ cánh, Page là trang => LP là trang hạ cánh, là nơi mà user đáp xuống sau khi click vào một link, 1 nút(button) hay một banner,… Hay chúng ta có 1 cách gọi quen thuộc hơn là TRANG ĐÍCH.

Theo cách hiểu này, 1 trang sẽ là trang đích nếu nó được gắn vào 1 nút hoặc 1 mẫu quảng cáo nào đó, bất kể nội dung của trang đó như thế nào. Nếu bạn trỏ quảng cáo về trang chủ, đó là trang đích. Nếu bạn trỏ quảng cáo về trang hỏi đáp. đó là trang đích.

=> Trên website của bạn có thể có hàng trăm trang đích.

Cách 2: Hiểu theo kiểu thuật ngữ.

Thuật ngữ là cách hiểu được dân trong 1 ngành quy định với nhau. Nghĩa theo thuật ngữ có thể khác với nghĩa thông thường của từ. Và thuật ngữ Landing Page trong Digital Marketing có thể được định nghĩa như sau:

“Landing Page là một trang đơn, cung cấp đầy đủ một hành trình thông tin, để thuyết phục user hoàn thành một mục tiêu nào đó.”

Đây là định nghĩa được wording bởi Thái Học, mọi người có thể dùng định nghĩa này và trích nguồn nhé. Trong định nghĩa này có 3 keyword:

1. Mục tiêu

Mục tiêu của LP rất đa dạng: đặt mua hàng, điền form đăng kí, để lại sdt, gọi điện, xem một video, hoàn thành một bài test nhanh, bấm vào một nút để sang một trang web khác….

Ở đây mình muốn nói luôn về khái niệm Pre-LandingPage(PLP). Khái niệm này rất đơn giản, PLP cũng chính là 1 LP. Mục tiêu của LP đó là thuyết phục người dùng bấm vào link để chuyển sang một LP mới. Trong bài viết này k có thời gian để nói chi tiết hơn về PLP, hẹn mn ở một dịp khác.

2. Trang đơn

Nghĩa là trang không có nhiều nút điều hướng sang một trang khác, nếu có thì nút này thường chính là mục tiêu của LP (ví dụ như PLP)

3. Hành trình thông tin

Cái này đơn giản thôi, user cần những thông tin gì để hoàn thành mục tiêu, chúng ta sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin đó, không để User phải mất công đi đọc ở trang thứ 2.

Ví dụ: 1 LP bán hàng thì luôn có những phần cơ bản như: sản phẩm là gì, hướng dẫn sử dụng, tại sao nên dùng sp này, giải thưởng chứng nhận, trải nghiệm khách hàng, forrm đăng kí,….. Túm lại khách cần thông tin gì để ra quyết định mua sp, thì chúng ta cung cấp đầy đủ những thông tin đó.

Trên đây là một số góc nhìn về khái niệm LP. Trong bài viết này, chúng ta thống nhất là sử dụng từ LP theo cách hiểu thứ 2, kiểu thuật ngữ.

II. GIẢI MÃ CƠN SỐT LANDING PAGE

Có nhiều nguyên nhân, cộng hưởng vào ra tạo ra cơn sốt này. Nhưng có 2 nguyên nhân lớn nhất như sau: Quảng cáo chuyển đổi + Nền tảng hỗ trợ làm LP


Có một điều mà không phải ai cũng biết, Việt Nam là một trong ít nước thành công với quảng cáo tương tác. Các nhà quảng cáo Việt Nam đo hiệu quả bằng chi phí tương tác, chi phí comment. Và Facebook thì không cho rằng như vậy là tốt. Bản thân nền tảng quảng cáo Facebook rất muốn các nhà quảng cáo VN chuyển sang những dạng quảng cáo khác như tin nhắn, chuyển đổi, video,…  Cái này những ai từng nắm tk BM 2500 sẽ hiểu rất rõ, có thời điểm FB đưa ra những yêu cầu về tỉ trọng các hình thức quảng cáo. nếu muốn duy trì BM thì phải theo tỉ trọng FB khuyến cáo. Và gần đây, trong 1 động thái mạnh mẽ, FB đã bỏ hẳn chỉ số “chi phí/comment”,. Nhưng đương nhiên, tinh thần Việt Nam quật cường lắm, bỏ cột đó, thì cầm máy tính tự chia là ra, có gì làm khó được ta :))

Thế là vòng lặp ấy cứ tiếp diễn: 
Qc chuyển đổi không hiệu quả + khó làm => ít người chạy. 
Ít người chạy => thiếu bigdata => không hiệu quả. 

Kể từ đó, rào cản gia nhập quảng cáo chuyển đổi ở VN đã bị xóa bỏ, ai cũng có thể làm qc chuyển đổi. Và như một tác động kép, càng nhiều nhà quảng cáo làm qc chuyển đổi, thì dữ liệu lớn của FB càng hoàn thiện => qc chuyển đổi càng hiệu quả. Quảng cáo càng hiệu quả thì lại càng nhiều người chạy.

Nhưng giờ, với những công cụ như Ladipage.vn, các bạn làm ra 1 phiên bản LP mất 60p, mất thêm 10s để tạo ra 1 bản sao của LP gốc, thay đổi content mất thêm 10p. Thế là sau 70p đã có 2 phiên bản LP để thực hiện việc TEST A/B. Với khả năng TEST A/B như vậy, khả năng tối ưu quảng cáo chuyển đổi lại càng cao hơn nữa.

P/S: Google cũng đang bước vào cuộc chơi quảng cáo chuyển đổi. Sắp tới lại càng có lí do cho sự bùng nổ hơn nữa của LandingPage,. Vậy, các bạn đã chuẩn bị đến đâu rồi?

Hà Nội 08/03/2019

Exit mobile version