Để chứng minh 1 điều là sai, bạn chỉ cần 1 bằng chứng
Để chứng minh 1 điều là đúng, bạn cần hàng nghìn bằng chứng.
Nội dung chính
Từ câu chuyện thành công của Tong Wenhong
Trong mấy ngày vừa rồi, trên newfeed của tôi liên tục thấy bạn bè share câu chuyện về “Tong Wenhong – người phụ nữ đã bị Jack Ma lừa suốt 14 năm”. Với tôi, đây thực sự là một câu chuyện truyền nhiều cảm hứng. Tuy nhiên, cái cách mọi người chia sẻ và đúc rút ra bài học từ câu chuyện có thể chưa đúng mực lắm, vì vậy tôi muốn viết vài dòng chia sẻ góc nhìn của bản thân.
Ngay từ hồi còn tấm bé, thời còn đi học
tiểu học, tôi đã được tiếp cận với rất nhiều các sách thuộc thể loại danh nhân.
Nào là Mr.Edison, Mr.Lincoln , Ms.Marie Curie, rồi thì đến những năm gần đây
thì có Mr.Elon Musk, Mr.Jack Ma,….Đều là những cuốn sách chia sẻ câu chuyện của
những người được coi là thành công trong một lĩnh vực. Mỗi cuốn sách thì có 1
cách kể chuyện khác nhau. Nhưng về cơ bản, chúng đều có chung 1 concept như
sau: Kể chuyện -> Phân tích -> Bài học.
Vấn đề đặt ra ở đây là, mỗi câu chuyện trong sách đều xảy ra trong 1 bối cảnh
cụ thể (văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, thị hiếu, quy chuẩn đạo đức,….).
Vì vậy, tất cả các bài học trong sách có thể đúng trong một bối cảnh này, nhưng
chưa chắc đã đúng trong tất cả các bối cảnh khác. Để chứng minh 1 điều là đúng,
bạn cần hàng nghìn bằng chứng.
Quay lại với câu chuyện về người phụ nữ Tong Wenhong – người đã dành 14 năm trung thành với ước mơ rồi gặt hái quả ngọt. Mọi người rút ra bài học là: “hãy làm tốt nhất công việc của mình và đặt niềm tin tuyệt đối vào lý tưởng của công ty”
Nhưng nếu giả sử, Alibaba không thành công, hoặc Tong Wenhong không nhận được thành quả mà ngày hôm nay cô có. Lúc ấy bài học rút ra sẽ là gì? Liệu có phải là 1 bài học đối ngược với bài học ở trên? Có hàng nghìn câu chuyện kiên trì hàng chục năm vẫn thất bại, tại sao không rút ra bài học từ những trường hợp đó???
Cách đặt vấn đề trên giống với 1 quan điểm đang nhận được nhiều tranh cãi trong vài năm nay: “Không cần học đại học cũng có thể thành công”- Để bảo vệ cho quan điểm này, nhiều người đã lấy ra rất nhiều các ví dụ. Anh này không học nhưng khởi nghiệp thành công, anh kia không học nhưng làm nghệ thuật vẫn thành công,… Thậm chí lấy ví dụ cả Bill Gates không học xong đại học nhưng giàu nhất cmn Thế Giới.
Nhưng, hàng nghìn trường hợp không học đại học và thất bại thì sao không lấy làm ví dụ???
Để bảo vệ 1 quan điểm là đúng, bạn cần đưa ra hàng nghìn bằng chứng hoặc ví dụ. Nhưng để chứng minh quan điểm đó sai, tôi chỉ cần lấy ra 1 ví dụ. Hoặc chí ít, sau ví dụ đó, tôi cũng có thể bắt bạn phải nói rõ, quan điểm đó sẽ chỉ đúng trong những trường hợp như nào. Người không học đại học vẫn thành công là những người không chọn học trên ghế nhà trường, họ học rất nhiều từ xã hội.
Vậy, học từ câu chuyện thành công như thế nào?
Muốn học từ một casestudy thành công, bạn phải lưu ý 2 việc:
1. Bạn phải phân biệt được, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến thành công của case đó.Nước Mỹ là một nước hùng mạnh. Ở Mỹ không cấm người dân dùng súng. Nếu Việt Nam học theo, cũng không cấm dùng súng, liệu có hùng mạnh như nước Mỹ ???
Chắc chắn là không, vì việc được dùng súng không phải một lí do cốt lõi dẫn đến sự hùng mạnh của nước Mỹ. Mà bản chất, cũng k có 1 lí do cốt lõi nào, để có một nước Mỹ hùng mạnh như vậy, có vô vàn nhiều lý do cộng hưởng (bao gồm cả yếu tố thời điểm lịch sử).
Nếu bạn không biết chắc lý do cốt lõi khiến một người/một doanh nghiệp thành công là ở đâu, hãy cẩn thận khi học theo người/doanh nghiệp đó.
2. Luôn luôn đặt một kiến thức trong sự phù hợp với bối cảnh. Một kiến thức đi
học hỏi từ nơi khác về,không bao giờ copy paste 100%. Hãy vận dụng một cách
khéo léo, tối ưu sao cho phù hợp với bản thân hoặc doanh nghiệp của mình
Túm lại
– Học là việc cả đời, luôn luôn học để tiến lên phía trước. Nhưng học hỏi không phải là sao chép, học hỏi = sao chép + tối ưu.
– Người giàu thì nói gì cũng đúng, nhưng tất nhiên, nó sẽ không đúng trong 100% các trường hợp.
Đôi dòng take note lại nội dung chia sẻ trong buổi 3 khóa học Digital MasterClass