Quán trà đá Digital Marketing

SEO Inhouse hay Outsource – Lối đi nào cho Doanh Nghiệp nhỏ

Đây là bài toán muôn thủa, không chỉ của phòng SEO mà là của cả bộ phận Digital nói chung. Sẽ không có một câu trả lời chung cho tất cả các trường hợp. Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ đưa ra Ưu-Nhược điểm của mỗi hướng, bên cạnh đó là những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn, hy vọng mỗi người sẽ tìm ra cách làm phù hợp nhất cho riêng mình.


Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề tại chuyên mục Digital Marketing

I. Ưu Nhược điểm của Seo Inhouse và Outsource

1. SEO Inhouse

Ưu điểm:

+ Bạn là người hiểu rõ nhất về sản phẩm, khách hàng, các vấn đề pháp lý trong ngành hàng -> Làm Inhouse sẽ quản lý được vấn đề về nội dung, tránh việc nói sai về sản phẩm, tránh việc vi phạm các vấn đề pháp lý do quảng cáo sai.

+ Bạn quản lý được các KPI chính xác, tránh các trường hợp bị báo cáo ảo khi làm vc với các Agency không uy tín. Thậm chí là tránh các trường hợp SEO bẩn để kịp Deadline/KPI

+ Bạn điều chỉnh các đầu việc nhanh chóng khi có vấn đề phát sinh, vì không phải thông qua người khác. Nếu làm với Agency, sẽ phải thông qua quy trình Client -> Account -> Executive -> phản hồi lại Client.

+ Chi phí chủ động và hợp lý

Nhược điểm:

– Bạn sẽ dễ bị yếu về công cụ hỗ trợ. Các Agency thường có nhiều công cụ chuyên môn để hỗ trợ việc SEO hơn. Việc Client chi 1 khoản tiền lớn cho các tool hỗ trợ SEO là khó khăn. Agency thì dễ hơn vì họ mua tool để làm cho nhiều Client một lúc.

– Bạn sẽ dễ bị đi vào lối mòn tư duy của 1 SEO manager. Khi làm việc với các Agency, bạn sẽ được tiếp xúc nhiều trường phái SEO, nhiều tư duy SEO, giúp cho đôi khi có thể đạt được những kết quả ngoài sức tưởng tượng.

– Bạn sẽ tốn chỗ ngồi, cơ sở vật chất cho nguyên 1 team SEO

2. SEO Outsource

Ngược với Inhouse, ưu điểm thành nhược điểm, nhược điểm thành ưu điểm.

II. Vậy, chúng ta lựa chọn thế nào?

seo inhouse hay outsource đang có nhiều người phân vân.

SEO là một hoạt động tương đối đặc thù so với các hoạt động khác trong Digital, bạn có thể chỉ cần 1 người để cân Adword, một người cân Design, một người cân Fb. Tuy nhiên, không bao giờ có chuyện 1 người cân được SEO, vì bản chất SEO là các hoạt động lấy công làm lãi, dùng SỨC NGƯỜI và KIẾN THỨC để thay thế phí quảng cáo. Vì vậy, chắc chắn làm SEO là phải theo TEAM.

Khi tính đến bài toán In-Out, bạn phải đánh giá 3 vấn đề:

1. Bạn đánh giá xem VAI TRÒ VÀ QUY MÔ BỘ PHẬN DIGITAL của mình như nào.

Doanh nghiệp của bạn có chú trọng vào Digital không? Ngân sách Digital chiếm khoảng bao nhiêu % trong tổng ngân sách Marketing. Bạn có quỹ nhân sự khoảng bao nhiêu người cho Digital

2. Bạn đánh giá VAI TRÒ CỦA SEO TRONG TỔNG THỂ DIGITAL như nào

Đối với ngành hàng/lĩnh vực của bạn, công cụ tìm kiếm có thật sự quan trọng. Bạn nên tập trung vào quảng cáo hiển thị (Display ads) hay quảng cáo tìm kiếm (Search ads). Nếu tập trung vào quảng cáo tìm kiếm, bạn sẽ dành ngân sách cho Adword hay SEO.

3. Cơ duyên tuyển dụng và khả năng quản lý

Bạn có khả năng tuyển dụng nguyên mộ bộ phận SEO không, bạn có thời gian để quản lý không, bạn có đủ chỗ cho Team ngồi không. Bạn có tìm được một bạn SEO Manager với mức lương hợp lý, làm việc lại có tâm và chất lượng (Cái này khó nhất, vạn sự tùy duyên mà)

Sau khi trả lời xong bộ câu hỏi số 1 và số 2, bạn đã hình dung ra được mức độ đầu tư cho SEO của mình như thế nào rồi.

– Nếu DN của bạn thật sự chú trọng vào hoạt động SEO, bạn muốn tổ chức một Team Inhouse fullstack, lúc ấy mọi thứ phụ thuộc vào câu hỏi số 3. Liệu bạn có đủ khả năng quản lý, liệu bạn có cơ duyên để tuyển dụng được một bạn SEO Manager thật tốt? Nếu bạn tuyển được SEO Manager, xin chúc mừng, hãy xây một phòng Inhouse thiện chiến nào.

Ngoài ra, trong quá trình làm Inhouse, để thu gọn đội ngũ nhân sự, một số đầu việc cụ thể có thể Outsource ra ngoài như: hỗ trợ viết bài, backlink, code,…. Tức là kết hợp cả In cả Out, trong đó In làm chính-Out hỗ trợ.

– Nếu DN của bạn cực kì chú trọng vào hoạt động SEO. Tuy nhiên, bạn không thể tuyển được một bạn SEO Manager đủ tầm. Bạn cũng có thể tính đến phương án Outsource. Nhưng điều quan trọng là bạn cần có 1 SEO Expert bảo trợ cho bạn về mặt chuyên môn. Bạn Expert này có thể hợp tác dưới dạng partime, fulltime, freelancer. Nhiệm vụ là giúp bạn check chéo các hoạt động của Agency, hỗ trợ đọc các báo cáo, thiết lập chỉ số kpi,…Tức là kết hợp cả In cả Out, trong đó Out làm chính-In hỗ trợ

– Nếu DN của bạn không thật sự chú trọng vào hoạt động SEO, bạn chỉ cần triển khai 1 số ít bộ từ khóa, bạn không muốn dành nhiều thời gian để quản lý hoạt động này. Outsource thẳng tiến.

Trên đây là đôi dòng về việc lựa chọn Inhouse hay Outsource trong hoạt động SEO của một người không biết làm SEO.

Phùng Thái Học

Exit mobile version