Đó là 1 lời nhận xét khá phổ biến khi nói về thế hệ genZ. Các bạn trẻ được tiếp cận sớm với nhiều thông tin kiến thức, được lớn lên trong thời đại mxh, có nhiều cơ hội việc làm,… Vậy nên đây là thế hệ có sự độc lập lớn về mặt tài chính cũng như nhận thức xã hội.
Việc các bạn Z có xu hướng bày tỏ quan điểm cá nhân một cách thẳng thắn là điều tất yếu. Các thế hệ X Y khi làm vc với Z, thay vì kêu ca và than vãn thì nên học cách thích nghi.
Tuy nhiên, thẳng thắn thì nó cũng có nhiều kiểu. Có trường hợp thẳng thắn là tốt, thúc đẩy sự phản biện, giúp cho công việc đi lên theo hướng tích cực. Nhưng có có nhiều trường hợp mà thẳng thắn sẽ bị coi là vô duyên, thậm chí là láo toét.
Vậy thử đào sâu chỗ này 1 chút, ranh giới giữa 2 khái niệm này đôi khi không dễ phân định, tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phân biệt một cách tương đối như sau:
– Vô Duyên là khi ta nói những điều (kể cả đúng) trong 1 hoàn cảnh k phù hợp.
– Thẳng Thắn là khi ta nói đúng, nói thật, nói vào trọng tâm, nói phù hợp với hoàn cảnh.
– Ở cty, bạn nhận xét thẳng vào mặt đồng nghiệp là ăn mặc xấu khi có nhiều người xung quanh, đó là vô duyên chứ k phải thẳng thắn. Đó là thông tin không cần thiết phải nói ra.
– Lần đầu sang nhà gấu ăn cơm, bạn ngồi nhận xét bác gái nấu hơi non tay, đó là vô duyên chứ k phải thẳng thắn.
– Khi làm việc với đối tác, bạn nhận xét rõ ràng về thái độ cũng như chất lượng công việc, đó là thẳng thắn.
– Bạn thấy người yêu làm 1 chuyện gì đó không đúng mực, bạn nói rõ suy nghĩ của mình khi chỉ có 2 người, đó là thẳng thắn.
Như vậy, việc xác định hoàn cảnh phát ngôn sẽ giúp bạn thể hiện quan điểm đúng nơi đúng chỗ. Nhưng đó mới giải quyết được 50% thôi.
Bây giờ đến lúc bàn về việc nói sao cho hiệu quả.
Nói hiệu quả tức là nói cho được việc, nói để đối phương phải ghi nhận, nói để mọi việc cùng tốt lên.
Nhiều người cho rằng genZ là thế hệ ít thảo mai nhất. Z không thích nịnh sếp, k hạ mình khi xin việc, không “thảo quả” để lấy lòng đồng nghiệp. Nhưng yên tâm, những điều tôi chia sẻ sẽ không đi ngược lại những thứ ở trên. Chúng ta hoàn toàn có thể thẳng thắn một cách khéo léo nhờ vào mấy điều sau:
1. Trước khi bày tỏ quan điểm, hãy thực sự quan sát và lắng nghe.
Không phải sếp nào cũng tốt, k phải sếp nào cũng đủ cái tâm cái tài để làm nvien tâm phục. Tuy nhiên, về mặt phổ quát, họ đã làm sếp, thì đa số là họ có cái hơn chúng ta. Vậy thì trước khi phản biện, hãy dừng lại để quan sát và lắng nghe để có nhiều góc nhìn hơn.
Hãy thử đặt mình vào địa vị của sếp, thử xét vấn đề trong các mục tiêu khác nhau, thậm chí xét đến cả các vấn đề chính trị công sở nữa. Nhiều khi đứng ở góc độ nhân viên, mình chỉ nhìn thấy những cái mà mình được nhìn thấy.
Khi bạn suy nghĩ đủ kỹ trước khi bày tỏ quan điểm, thì sự thẳng thắn của bạn sẽ mang màu sắc tích cực hơn rất nhiều.
2. Hãy hiểu rõ ý nghĩa của 2 từ “trách nhiệm”.
Có 1 nguyên tắc vô cùng đơn giản mà k phải ai cũng hiểu sâu sắc. Đó là “Ai chịu trách nhiệm thì người ấy ra quyết định cuối cùng”.
Sếp là người chịu trách nhiệm cuối cùng, đôi khi họ đưa ra những quyết định khó hiểu. Khi đó mình có thể phản biện và đưa ra đóng góp để tránh việc sếp có những “điểm mù”.
Còn 1 khi mà sếp đã nắm hết thông tin, có đủ góc nhìn, mà sếp vẫn quyết định theo 1 hướng nào đó, thì hãy nghĩ rằng đó là quyết định tốt nhất tại thời điểm đó của sếp.
Với nhận thức như vậy, mình sẽ ít khi va phải những xung đột không đáng có. Bản thân mình cũng thấy nhẹ nhàng hơn kể cả khi sếp ra quyết định ngược với suy nghĩ của mình.
3. Tông giọng và ngôn từ.
Thẳng thắn k có nghĩa là trịch thượng.
Ta hoàn toàn có thể đưa ra những phản biện đi đúng trọng tâm nhưng vẫn giữ được không khí tích cực.
Bạn k có nghĩa vụ làm hài lòng người khác. Nhưng tạo dựng một môi trường làm việc tích cực thì ai cũng nên nỗ lực đóng góp.
Trong vài câu k thể nào nói hết về cách ăn nói. Tôi cũng k phải chuyên gia về lĩnh vực này. Tuy nhiên mỗi người có thể tự học và rèn luyện kỹ năng này.
Ví dụ:
– Thay vì nói “Em thấy chị nói vậy là sai”
– Có thể nói “Có vài điểm em thấy thế này, chị thử nghe xem sao nhé”.
1 chút thay đổi như vậy thôi k làm mất đi sự thẳng thắn. Đôi khi chỉ 1 2 từ ngữ k khéo, có thể làm đối phương nghĩ rằng mình đang có ác ý. Tự nhiên mọi thứ sẽ diễn ra theo hướng đối đầu, ai cũng mệt mỏi.
Trên đây cũng chỉ là các trải nghiệm mang yếu tố cá nhân, k áp đặt lên tất cả mọi người.
Chủ quán trà đá.