Nếu bạn đang bị cộng đồng chửi và cần phải viết bài thanh minh?
Nếu bạn đang chuẩn bị đăng đàn để chửi 1 ai đó?
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hành văn viết bài?
Thì đây là 1 nội dung hữu ích dành cho bạn.
Tôi thường xuyên tư vấn những ca khủng hoảng nho nhỏ cho bạn bè. Gọi là nhỏ, vì bạn tôi cũng toàn dân xã hội (ý là mạng xã hội), nên ae cũng thường xuyên có va chạm, va chạm nhiều quen rồi nên vụ nào cũng là nhỏ thôi.
Khi tư vấn những ca như vậy, thì tôi thường yêu cầu anh em viết bài theo 1 dàn ý cố định. Cái dàn ý này giúp mọi người khai thông nhãn quan, nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều hơn.
Có những người định đăng bài phốt, nhưng viết xong tự nhiên thấy k cần phốt nữa. Cũng có những người bị phốt định đăng bài gthích, nhưng viết xong lại tự thấy mình sai, chuyển qua viết bài xin lỗi chứ k giải thích nữa.
Lưu ý 1: Có rất nhiều cách hành văn và triển khai ý, outline dưới đây k phải là tiêu chuẩn chung, cũng k phải là phiên bản tốt nhất. Nhưng viết theo dàn ý này thì bạn k phải lo gì về độ uy tín cả.
Lưu ý 2: Outline này có thể dùng cho cả định dạng văn bản và video.
𝗢𝘂𝘁 𝗹𝗶𝗻𝗲:
- Vào đề
- Tóm tắt sự vụ theo trình tự thời gian
- Phân tích vấn đề
- Kết bài
𝗠𝘂̣𝗰 𝟭: Vào đề
Ở phần này thì bạn có thể thoải mái sáng tạo. Mục đích của việc viết bài thường là để cho càng nhiều người đọc càng tốt. Vậy nên phần dẫn chuyện này có thể viết sao cho vui vẻ hoặc gây tò mò đều được.
𝗠𝘂̣𝗰 𝟮: Tóm tắt sự vụ theo trình tự thời gian
Đây là 1 mục vô cùng quan trọng trong các ẩn phẩm liên quan đến drama.
Chúng ta đang ở trong drama, nên chúng ta nhìn nhận và hiểu rõ được nhiều vấn đề. Nhưng không phải ai ở ngoài kia cũng như vậy. Mỗi người thường chỉ nắm được 1 vài thông tin liên quan đến vụ việc. Có người còn không biết gì luôn.
Vậy nên nếu chúng ta sa đà vào việc thể hiện ý kiến quá sớm sẽ khiến bài đăng của chúng ta gây khó hiểu với 1 bộ phận lớn độc giả.
Mục tóm tắt này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho mọi người, kéo mọi người vào cuộc tranh luận với lượng thông tin đầy đủ. Tránh việc chúng ta phải đi giải quyết những cmt xuất phát từ những người không nắm đủ thông tin => Tiết kiệm rất nhiều thời gian tranh luận.
Nhưng ở mục này còn có 1 lưu ý quan trọng: Nếu như bạn đang viết bài để giải thích khi bị phốt, bạn phải có 1 phần tổng hợp các ý kiến mà cộng đồng đang chỉ trích bạn. Phải liệt kê một cách đầy đủ và mạch lạc, xem cụ thể là họ đang chửi mình về cái gì, chửi vì thái độ hay vì câu từ, chửi vì cái mặt đáng ghét hay hành động khó ưa,….
Thường thì mọi người có 1 xu hướng, đó là chỉ đi giải thích những chuyện mình đúng. Tức là nếu xã hội chửi chúng ta 3 điều, thì ta chỉ chọn 2 điều họ chửi sai để giải thích, và có xu hướng bỏ qua điều mà xã hội đang chửi đúng. Mục 2 này sẽ giúp bạn nhìn nhận lại mọi chuyện một cách khách quan đa chiều.
𝗠𝘂̣𝗰 𝟯: Phân tích vấn đề
Nếu bạn đã làm tốt mục 2 thì mục 3 này khá là dễ làm.
Nếu viết bài bóc phốt thì đưa ra quan điểm/chỉ ra cái sai của đối phương theo từng phương diện. Cố gắng bóc tách cái sai của đối phương thành những điều sai chi tiết cụ thể.
Nếu bạn viết bài để giải thích khi bị phốt, thì ở mục 2 bạn đã có mục tổng hợp các ý kiến mà cộng đồng đang chỉ trích bạn. Bây giờ bạn chỉ cần tập trung phản biện/giải thích theo từng ý đang bị chỉ trích. Nếu người ta đang chửi bạn về điều A, thì ở điều A đó, bạn sai đến đâu, đúng đến đâu.
𝗠𝘂̣𝗰 𝟰: Kết luận
Phần này thì tùy theo tình hình của các phần trên mà triển khai. Nếu bạn đang ở thế thượng phong thì có thể viết xéo xắt. Nếu bạn đang ở thể xin lỗi thì viết sao cho chân thành vào.
Thực ra cái outline ở trên k hẳn là 1 outline để viết bài hay làm video, đó chính xác là 1 outline để các bạn tự tư duy, để nhìn nhận sự việc đúng sai sao cho rõ ràng mạch lạc. Khi các bạn làm tốt phần tư duy rồi, các bạn có thể tùy ý thiên biến vạn hóa, thậm chí là múa bút xoay phím thế nào cũng được.
Chủ quán bóc phốt