https://phungthaihoc.com/wp-content/uploads/2024/09/327360586_1255095498686579_4982114875617089480_n-740x493.jpg

VIẾT KHÓ HƠN NÓI?

Tất nhiên là tùy theo năng khiếu,sở thích, thói quen và đặc thù công việc mà từng người sẽ thấy cái này dễ cái kia khó. Tuy nhiên nếu bỏ qua vấn đề của năng khiếu, bỏ qua rào cản của sự tự tin, bỏ qua các vấn đề liên quan đến sự tương tác của khán giả, bỏ qua các công đoạn biên tập edit sau khi nói và viết,… thì VỚI MÌNH viết khó hơn nói rất là nhiều.

Khi nói thì về cơ bản là mọi thứ khá thoáng, miễn là k có những lỗi logic hiển nhiên, miễn là trình bày mọi thứ rành mạch, cộng thêm với một chút khéo léo về nhấn nhá thì mình sẽ có 1 phần trình bày nói ở mức tốt trở lên. Như mọi người biết thì mình có làm về đào tạo, công việc phụ thuộc vào việc truyền đạt qua nói rất nhiều. Mình phải nói tốt, đó là điều đương nhiên.

Viết thì lại là 1 chuyện khác. Mặc dù bản thân mình đã từng viết rất nhiều, từ các dạng bài blog cá nhân đến các dạng nội dung trong Mar-Com,… thì Viết vẫn luôn là một thử thách mà mỗi lần viết là một lần phải chinh phục.

Vấn đề không phải nằm ở bản thân kỹ năng viết, mà vấn đề nằm ở nội dung mà mình muốn viết.

Khi nói thì mọi thứ có thể đúng 1 cách tương đối, thậm chí có cả những lỗi sai về thông tin hoặc logic mà cả người nói và người nghe đều không nhận ra.

Tuy nhiên, khi viết mình luôn đặt một tiêu chuẩn cao về 3 mặt:
– Tính chuẩn xác của thông tin
– Sự logic giữa các nhận định trong bài
– Sự hấp dẫn trong cách trình bày

Chính vì cái tiêu chuẩn đó, mà mỗi lần viết về một chủ đề dù cũ hay mới, mình luôn mất rất nhiều thời gian để hệ thống lại tất cả các thông tin và nhận định.

Viết là một loại nội dung chậm, chậm trong khâu sáng tạo và cả khâu tiêu thụ, vậy nên rất dễ để nhìn ra những khuyết điểm trong thông tin và cách lập luận của một bài viết. Bắt lỗi bài viết dễ hơn nhiều so với bắt lỗi video, vì độc giả sẽ tập trung hơn, k bị phân tán chú ý vào những thứ như giọng nói hay hình ảnh. Với 1 bài viết thì ta cũng dễ nhìn ra tổng thể (dàn ý), rồi đối chiếu đến chi tiết (câu từ), k mất tgian cho việc tua và nghe lại như khi soi một video.

Năm 2021, mình có ý định ra mắt 1 cuốn sách về Content. Kế hoạch ban đầu là mình sẽ dành tối đa 45 ngày để hoàn thiện bản thảo. Vì mọi kiến thức và thông tin về chủ đề này mình đều đã có sẵn, mình cũng đã giảng dạy về content rất nhiều, nên mình nghĩ sẽ rất nhanh chóng để hoàn thành mục tiêu. Chỉ đơn thuần là viết lại những thứ mà mình đã từng nói thôi mà – mình đã nghĩ như vậy!

Nhưng không, khi bắt tay vào viết, mình đã hoàn thiện 3/4 cuốn sách chỉ trong vòng 2 tuần. Nhưng tất cả chỉ có thế, mình bị mắc lại ở khúc đó và không thể hoàn thành bản thảo.

Có 1 cái gì đó sai sai thiếu thiếu, có một cái gì đó chưa logic trong cấu trúc trình bày. Để nói đơn giản thì các bạn hãy hình dung rằng, muốn hiểu cái A thì phải biết cái B, muốn hiểu cái B thì phải hiểu cái A, vậy sách nên trình bày sâu về cái A trước hay cái B trước, nôm na là như vậy. Mình gần như phát điên và không thể viết thêm gì trong vòng 2 năm sau đó.

Cho đến một ngày, vào khoảng tháng 10/2022, tự nhiên mình nghĩ ra một dàn ý-một cấu trúc trình bày để hệ thống lại mọi thông tin trong sách. Với cấu trúc mới đó thì mọi thứ đều logic và dễ hiểu. Sau đó mình chỉ mất khoảng 25 ngày để viết lại gần như toàn bộ cuốn sách.

Đấy, 1 vấn đề mà mình nghĩ rằng mình đã nắm trong lòng bàn tay, một thứ mà mình đã nói đi nói lại cả trăm lần, đến lúc viết ra vẫn khó như vậy.

Bản chất ở đây khó hay dễ phụ thuộc vào tiêu chuẩn bạn đặt cho việc viết. Với mình thì viết chính là quá trình hệ thống hóa lại thông tin và logic của chúng. Vậy nên mình luôn đặt ra tiêu chuẩn cao nhất.

Không viết thì thôi, viết là phải rành mạch rõ ràng, phải dễ hiểu. Nếu mình viết mà người ta đọc khó hiểu, tức là mình vẫn chưa diễn giải vấn đề đủ tốt, vấn đề có thể nằm ở bản thân thông tin, vấn đề cũng có thể nằm ở cách trình bày, mình sẽ phải nghiên cứu và cải thuận nếu điều đó xảy ra.

Thậm chí đôi khi mình còn cho thêm tiêu chuẩn về TÍNH MỚI. Tức là bài viết phải tạo ra một cái giá trị mới cho xã hội. Mới thì có nhiều kiểu. Có thể là cung cấp 1 thông tin mới, có thể là cung cấp 1 góc nhìn mới về 1 thông tin cũ, hoặc cũng có thể là đưa ra thêm lập luận để làm vững hơn một quan điểm không mới.

Bài này viết ra cũng k phải để khẳng định việc viết là khó hay dễ. Mình cũng đã nhấn mạnh rằng VỚI MÌNH thì viết là khó.

Bài này cũng k muốn so sánh các hình thức nội dung. Cái nào cũng có cái khó, cái nào cũng có chỗ dùng. Ai mạnh cái gì thì xây nhà trên cái đó.
Nhưng nếu mọi người có tgian, hãy chịu khó viết nhiều hơn. Viết k đăng lên phở bò cũng dc, viết cho bản thân mình xem cũng là một cảm giác thú vị.

Nhiều khi đọc lại những bài mình từng viết trong quá khứ, tự thấy uồi sao tư duy ngày ấy của mình cũng xịn thế.

Còn nếu mình đọc lại mà thấy bài viết của mình sida. Điều đó có nghĩa là bạn đã phát triển hơn về 1 mặt nào đó của nhận thức, âu cũng là điều tốt mà thôi.

Chủ quán trà đá.

VIẾT KHÓ HƠN NÓI?

Tất nhiên là tùy theo năng khiếu,sở thích, thói quen và đặc thù công việc mà từng người sẽ thấy cái này dễ cái kia khó. Tuy nhiên nếu bỏ qua vấn đề của năng khiếu, bỏ qua rào cản của sự tự tin, bỏ qua các vấn đề liên quan đến sự tương tác của khán giả, bỏ qua các công đoạn biên tập edit sau khi nói và viết,… thì VỚI MÌNH viết khó hơn nói rất là nhiều.

Khi nói thì về cơ bản là mọi thứ khá thoáng, miễn là k có những lỗi logic hiển nhiên, miễn là trình bày mọi thứ rành mạch, cộng thêm với một chút khéo léo về nhấn nhá thì mình sẽ có 1 phần trình bày nói ở mức tốt trở lên. Như mọi người biết thì mình có làm về đào tạo, công việc phụ thuộc vào việc truyền đạt qua nói rất nhiều. Mình phải nói tốt, đó là điều đương nhiên.

Viết thì lại là 1 chuyện khác. Mặc dù bản thân mình đã từng viết rất nhiều, từ các dạng bài blog cá nhân đến các dạng nội dung trong Mar-Com,… thì Viết vẫn luôn là một thử thách mà mỗi lần viết là một lần phải chinh phục.

Vấn đề không phải nằm ở bản thân kỹ năng viết, mà vấn đề nằm ở nội dung mà mình muốn viết.

Khi nói thì mọi thứ có thể đúng 1 cách tương đối, thậm chí có cả những lỗi sai về thông tin hoặc logic mà cả người nói và người nghe đều không nhận ra.

Tuy nhiên, khi viết mình luôn đặt một tiêu chuẩn cao về 3 mặt:
– Tính chuẩn xác của thông tin
– Sự logic giữa các nhận định trong bài
– Sự hấp dẫn trong cách trình bày

Chính vì cái tiêu chuẩn đó, mà mỗi lần viết về một chủ đề dù cũ hay mới, mình luôn mất rất nhiều thời gian để hệ thống lại tất cả các thông tin và nhận định.

Viết là một loại nội dung chậm, chậm trong khâu sáng tạo và cả khâu tiêu thụ, vậy nên rất dễ để nhìn ra những khuyết điểm trong thông tin và cách lập luận của một bài viết. Bắt lỗi bài viết dễ hơn nhiều so với bắt lỗi video, vì độc giả sẽ tập trung hơn, k bị phân tán chú ý vào những thứ như giọng nói hay hình ảnh. Với 1 bài viết thì ta cũng dễ nhìn ra tổng thể (dàn ý), rồi đối chiếu đến chi tiết (câu từ), k mất tgian cho việc tua và nghe lại như khi soi một video.

Năm 2021, mình có ý định ra mắt 1 cuốn sách về Content. Kế hoạch ban đầu là mình sẽ dành tối đa 45 ngày để hoàn thiện bản thảo. Vì mọi kiến thức và thông tin về chủ đề này mình đều đã có sẵn, mình cũng đã giảng dạy về content rất nhiều, nên mình nghĩ sẽ rất nhanh chóng để hoàn thành mục tiêu. Chỉ đơn thuần là viết lại những thứ mà mình đã từng nói thôi mà – mình đã nghĩ như vậy!

Nhưng không, khi bắt tay vào viết, mình đã hoàn thiện 3/4 cuốn sách chỉ trong vòng 2 tuần. Nhưng tất cả chỉ có thế, mình bị mắc lại ở khúc đó và không thể hoàn thành bản thảo.

Có 1 cái gì đó sai sai thiếu thiếu, có một cái gì đó chưa logic trong cấu trúc trình bày. Để nói đơn giản thì các bạn hãy hình dung rằng, muốn hiểu cái A thì phải biết cái B, muốn hiểu cái B thì phải hiểu cái A, vậy sách nên trình bày sâu về cái A trước hay cái B trước, nôm na là như vậy. Mình gần như phát điên và không thể viết thêm gì trong vòng 2 năm sau đó.

Cho đến một ngày, vào khoảng tháng 10/2022, tự nhiên mình nghĩ ra một dàn ý-một cấu trúc trình bày để hệ thống lại mọi thông tin trong sách. Với cấu trúc mới đó thì mọi thứ đều logic và dễ hiểu. Sau đó mình chỉ mất khoảng 25 ngày để viết lại gần như toàn bộ cuốn sách.

Đấy, 1 vấn đề mà mình nghĩ rằng mình đã nắm trong lòng bàn tay, một thứ mà mình đã nói đi nói lại cả trăm lần, đến lúc viết ra vẫn khó như vậy.

Bản chất ở đây khó hay dễ phụ thuộc vào tiêu chuẩn bạn đặt cho việc viết. Với mình thì viết chính là quá trình hệ thống hóa lại thông tin và logic của chúng. Vậy nên mình luôn đặt ra tiêu chuẩn cao nhất.

Không viết thì thôi, viết là phải rành mạch rõ ràng, phải dễ hiểu. Nếu mình viết mà người ta đọc khó hiểu, tức là mình vẫn chưa diễn giải vấn đề đủ tốt, vấn đề có thể nằm ở bản thân thông tin, vấn đề cũng có thể nằm ở cách trình bày, mình sẽ phải nghiên cứu và cải thuận nếu điều đó xảy ra.

Thậm chí đôi khi mình còn cho thêm tiêu chuẩn về TÍNH MỚI. Tức là bài viết phải tạo ra một cái giá trị mới cho xã hội. Mới thì có nhiều kiểu. Có thể là cung cấp 1 thông tin mới, có thể là cung cấp 1 góc nhìn mới về 1 thông tin cũ, hoặc cũng có thể là đưa ra thêm lập luận để làm vững hơn một quan điểm không mới.

Bài này viết ra cũng k phải để khẳng định việc viết là khó hay dễ. Mình cũng đã nhấn mạnh rằng VỚI MÌNH thì viết là khó.

Bài này cũng k muốn so sánh các hình thức nội dung. Cái nào cũng có cái khó, cái nào cũng có chỗ dùng. Ai mạnh cái gì thì xây nhà trên cái đó.
Nhưng nếu mọi người có tgian, hãy chịu khó viết nhiều hơn. Viết k đăng lên phở bò cũng dc, viết cho bản thân mình xem cũng là một cảm giác thú vị.

Nhiều khi đọc lại những bài mình từng viết trong quá khứ, tự thấy uồi sao tư duy ngày ấy của mình cũng xịn thế.

Còn nếu mình đọc lại mà thấy bài viết của mình sida. Điều đó có nghĩa là bạn đã phát triển hơn về 1 mặt nào đó của nhận thức, âu cũng là điều tốt mà thôi.

Chủ quán trà đá.

Thái Học

Tôi là Phùng Thái Học. Tôi thích viết, thích nói về Truyền Thông và Digital Marketing, ngoài ra thì tôi thích cả việc được chia sẻ và tâm sự thầm kín về các vấn đề cuộc sống. Cám ơn bạn đã ghé qua blog của tôi - nơi tôi chém gió mọi thứ giản dị như khi đang ngồi tại một quán trà đá.