https://phungthaihoc.com/wp-content/uploads/2024/06/two-man-talking-meeting-of-friends-or-colleagues-illustration-vector-740x493.jpg

Nhận ra sự tiêu chuẩn kép của chính bản thân mình là một cảm giác thú vị.

Nhận ra sự tiêu chuẩn kép của chính bản thân mình là một cảm giác thú vị.
Có chút hoang mang khi thấy những thứ mình nói có gì đó cấn cấn.
Có 1 chút bất lực vì biết là sai nhưng không biết phải thay đổi như thế nào.
Có 1 chút nỗ lực để nghĩ ra cách hợp lý hóa cho cái tiêu chuẩn kép (TCK) của mình.


“Tiêu chuẩn kép là việc áp dụng các bộ nguyên tắc khác nhau cho các tình huống về nguyên tắc là giống nhau” – wikipedia


Hiểu một cách đơn giản là cùng một sự việc hiện tượng nhưng con người lại áp dụng những tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá, thường là men theo hướng có lợi cho bản thân hoặc người mà người nói muốn bảo vệ.


TCK thường được sử dụng để bao biện hoặc hợp lý hóa cho hành vi của bản thân người nói . Đặc điểm lớn nhất của TCK chính là luôn đưa bản thân vào trường hợp ngoại lệ, luôn có lý do để biến bản thân thành một trường hợp đặc biệt và không áp dụng tiêu chuẩn chung với xã hội.


TCK có thể xảy ra trong mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội.
TCK có thể xảy ra ở mọi nơi: công sở, gia đình, trong tình yêu, nhóm bạn,…


Có những trường hợp TCK cũng rất đơn giản. Ví dụ như khi bạn giấu mình 1 điều gì đó thì mình giận, mình giấu bạn 1 điều gì đó thì là mình có lý do. Những trường hợp kiểu này thì ai cũng mắc phải ít nhiều thôi. Chỉ là cảm xúc cá nhân lấn át lý trí một chút.


Có những trường hợp TCK lại thể hiện sự yếu kém về nhận thức, thậm chí là hai mặt, thậm chí là cố tình ngụy biện để áp đặt công kích hạ bệ người khác.


Tôi tin rằng chả ai là không có tiêu chuẩn kép. Chúng ta luôn có những thiên kiến nhất định, chúng ta luôn có những chấp niệm phải bảo vệ, ví dụ như cái tôi cá nhân, ví dụ như một hình tượng đẹp đẽ mà chúng ta yêu quý.


Phủ nhận để thoát khỏi TCK hoàn toàn là một việc làm quá khó. Tuy nhiên, chỉ cần chậm lại 1 chút để nhìn ra những TCK của bản thân, nhìn ra những điều vô lý trong nhận định của chính bản thân mình cũng đã là 1 cột mốc đột phá. Khi đó:

  • Bạn sẽ nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn, nhận thức mọi thứ sâu sắc hơn => từ đó có thể nâng cao năng lực giải quyết vấn đề
  • Bạn dễ dàng thông cảm và chấp nhận những sai lầm của những người xung quanh hơn => từ đó mà cũng ít bực bội hơn.
  • Bạn sẽ biết lúc nào nên đưa ra nhận định, lúc nào chỉ nên giữ trong lòng. Những cái TCK mà tạm chưa sửa được thì nên giữ trong lòng thôi => Bạn nói năng giao tiếp cũng đúng mực hơn.
    Tôi nói bậy thì được, nhưng nhìn con gái mới quen nói bậy thì tôi không thích (mấy đứa chơi lâu quen rồi thì tôi lại thấy bth). Uh thì biết nó là bố của tiêu chuẩn kép luôn. Nhưng nói sao nhỉ, nó là cảm xúc cá nhân, thích hoặc không thích là thứ không phải dùng lý lẽ để mà thay đổi được. Tuy nhiên, khi biết nó là tiêu chuẩn kép, tôi sẽ không đưa cái cảm xúc đấy ra ngoài để nhìn nhận và đánh giá người khác. Giữ trong lòng thôi, vậy thì nó cũng đã là một thành công nhỏ trong việc tự sửa mình rồi.

Chủ quán trà đá!

Thái Học

Tôi là Phùng Thái Học. Tôi thích viết, thích nói về Truyền Thông và Digital Marketing, ngoài ra thì tôi thích cả việc được chia sẻ và tâm sự thầm kín về các vấn đề cuộc sống. Cám ơn bạn đã ghé qua blog của tôi - nơi tôi chém gió mọi thứ giản dị như khi đang ngồi tại một quán trà đá.