https://phungthaihoc.com/wp-content/uploads/2024/06/449075147_7974285445972718_2238462002347669995_n-740x493.jpg

AIDA KHÔNG PHẢI là một trong những công thức/cấu trúc content.

(Bài viết cho người làm nghề)
Hôm qua có 1 bạn viết bài phàn nàn về việc ứng viên content không biết AIDA là gì. Sau đó ở phần cmt mình thấy có 1 số ý kiến cho rằng AIDA cũng chỉ là 1 trong các công thức content, có rất nhiều công thức khác như PAS, BAB, FAB, 4U’,….


Bỏ qua câu chuyện ứng viên không biết AIDA. Bài viết này mình sẽ chỉ ra những hiểu lầm rất lớn của mọi người về AIDA nói riêng và những công thức content nói chung.


“AIDA KHÔNG PHẢI là một trong những công thức/cấu trúc content, AIDA là tiêu chuẩn cho tất cả các công thức content có mục đích kêu gọi mua hàng hoặc thúc đẩy hành động”


Nếu bạn để ý 1 chút, thì trong AIDA không hề có chỉ dẫn để bạn biết phải viết gì. AIDA chỉ đưa ra kết quả mà bạn cần đạt được ở mỗi phần của content.


Attention (Thu hút sự chú ý)
Interest (Gây sự thích thú)
Desire (Khao khát sở hữu)
Action (Thực hiện hành động)


AIDA sinh ra để các bạn đơn giản hóa mạch tư duy, mọi thứ chỉ cần bám sát vào mục tiêu.


Ví dụ như tiêu đề 1 bài viết hoặc 3s đầu của 1 video, có nhiều người bị sa đà vào thói quen trình bày, dẫn đến tiêu đề chứa nhiều thông tin không cần thiết. Thậm chí có người chỉ dùng tiêu đề để giới thiệu về những gì sắp trình bày trong bài viết.


Theo AIDA thì như vậy là sai. Tiêu đề k có vai trò nào khác ngoài thu hút đối tượng. Vậy thì bạn có thể viết bất cứ thứ gì miễn là nó thu hút sự chú ý của đúng đối tượng, kể cả khi nó không hàm chứa một thông tin hữu ích nào. Trong việc làm video thì có người lãng phí 3s đầu để xin chào với hello mọi người, đó cũng là ngược với AIDA.


AIDA không chỉ là một công thức nội dung. AIDA là một hành trình nhận thức của người bình thường khi tiêu thụ bất cứ một nội dung nào. Vì vậy, AIDA có mặt ở mọi nơi mọi chỗ trong marketing, từ bán hàng đến chăm sóc KH, từ bài viết đến video,….


Thậm chí trong cuộc sống, nếu bạn cần gặp gỡ và thuyết phục 1 ai đó thì cuộc nói chuyện đó cũng có màu sắc của AIDA.


Bây giờ nói về các công thức content hay được lưu truyền trên mạng. Chỉ với thao tác tìm kiếm cơ bản, bạn sẽ tìm được 1 đống công thức content mì ăn liền. Ví dụ như mấy cái trong ảnh


Như các bạn thấy, những công thức trên chỉ rất rõ rằng bạn nên viết cái gì ở đoạn nào của bài viết.
Những công thức này có 1 vấn đề, nó chỉ đúng ở trong những bối cảnh nhất định.
Ví dụ:

  • Trong trường hợp bạn viết qcao hướng tới đối tượng chưa có nhu cầu cụ thể với sản phẩm. Khi đó công thức BAB có vẻ sẽ ok, vì công thức này tập trung khơi dậy nhu cầu của KH.
  • Trong trường hợp bạn viết qcao hơi tới đối tượng đã có nhu cầu với sản phẩm, đang tìm nơi bán hoặc brand nào tốt nhất, thì BAB sẽ là không phù hợp. Lúc ấy FAB có vẻ lại ok hơn.
    Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng: Tất cả các công thức kiểu trên chỉ là những biến thể của AIDA. Những không thức đó không phủ nhận AIDA, nó không khác AIDA, đó là những ví dụ cụ thể cho AIDA.

Bạn có thể bắt đầu một content bằng “vấn đề mà kh gặp phải”, hoặc bắt đầu bằng “tính năng nổi bật”, điều đó tùy vào đối tượng mà content hướng đến. Nhưng rõ ràng là dù thế nào thì chúng vẫn phải đáp ứng tiêu chuẩn Attention (Thu hút sự chú ý) của AIDA.


Chốt lại, AIDA không phải là 1 trong những công thức, nó là tiền đề để tạo ra những cấu trúc cụ thể. Mỗi cấu trúc sẽ chỉ đúng trong 1 vài trường hợp nhất định. Không nên so sánh AIDA với các công thức khác.
Vậy nên, nếu bạn học được nhiều công thức thì cũng tốt, miễn là sử dụng linh hoạt và đúng lúc đúng chỗ. Nếu bạn lười học, thì chỉ cần nhớ mỗi AIDA là đủ.


Sẽ có người bảo rằng: tôi k biết AIDA nhưng vẫn làm nghề chục năm lương tháng trăm triệu. Đương nhiên có người k biết nhạc lý vẫn là ca sĩ thành công. Các lý thuyết được tạo ra không phải là để so kè xem ai giỏi hơn ai giàu hơn. Các lý thuyết tạo ra để đơn giản hóa cho việc truyền tải kiến thức cho các thế hệ sau. Lý thuyết thì không bao giờ là thần thánh, nhưng k có lý thuyết thì mình biết chia sẻ cho lớp trẻ kiểu gì, phải k ae?

Thái Học

Tôi là Phùng Thái Học. Tôi thích viết, thích nói về Truyền Thông và Digital Marketing, ngoài ra thì tôi thích cả việc được chia sẻ và tâm sự thầm kín về các vấn đề cuộc sống. Cám ơn bạn đã ghé qua blog của tôi - nơi tôi chém gió mọi thứ giản dị như khi đang ngồi tại một quán trà đá.