https://phungthaihoc.com/wp-content/uploads/2019/05/quan-diem-ca-nhan-740x493.jpg

Đừng nhầm lẫn giữa quan điểm cá nhân và quan điểm xã hội

Mặc dù mình VÔ CÙNG DỊ ỨNG với kiểu lên thánh của bác Vũ, bản thân mình cũng thường xuyên nói đùa về chuyện này. Nhưng đưa chuyện cá nhân của một người lên sóng truyền hình quốc gia để chế giễu lại là một chuyện vô cùng khác.

Mỗi người có quyền nhìn nhận đánh giá về một vấn đề theo cách riêng. Cùng một sự việc, tôi có thể thấy hay, bạn có thể thấy dở, nhưng quan trọng là phải tôn trọng quyền tự do cá nhân, quyền tự do thể hiện quan điểm. Những vụ việc đáng để đem chế giễu là những trường hợp bức xúc trong dự luận, những trường hợp đã gây ra hậu quả xấu, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân (tắc đường, tham những, bạo lực học đường,….)

Còn bác Vũ là một cá nhân, bác ấy thích nhập Niết Bàn hay nhập tịch Campuchia là quyền của bác ấy, các anh chị có quyền gì mà công khai chế giễu, bôi bác. Đây có phải là một vấn đề gây tổn hại xã hội, gây bức xúc dư luận ???

Bạn có quyền tự do thể hiện quan điểm của mình. Nhưng thể hiện quan điểm ở nơi cá nhân, khác thể hiện quan điểm ở nơi công cộng. Nếu các anh thể hiện quan điểm trong một chương trình lớn như vậy, thì các anh phải nói rõ đây là góc nhìn của nhà đài, của ekip, hay là của các diễn viên. Đừng tự cho mình quyền thay mặt xã hội đưa ra quan điểm, rồi biến nó thành quan điểm chung của cả xã hội.

Thể hiện quan điểm cá nhân, khác việc thể hiện quan điểm + định hướng dư luận.

Thái Học

Tôi là Phùng Thái Học. Tôi thích viết, thích nói về Truyền Thông và Digital Marketing, ngoài ra thì tôi thích cả việc được chia sẻ và tâm sự thầm kín về các vấn đề cuộc sống. Cám ơn bạn đã ghé qua blog của tôi - nơi tôi chém gió mọi thứ giản dị như khi đang ngồi tại một quán trà đá.