Hiện thực xã hội
Trong cuộc đời nghệ thuật, Nghệ sĩ Nhân Dân Thị Na đã có nhiều tác phẩm hiện thực. Nhưng nổi bật trong kho sáng tác đồ sộ của bà là tác phẩm “2 vong hồn”. Tác phẩm đã nêu bật được những tác động của đại dịch lên xã hội Việt Nam những năm đầu thập niên 20 thế kỷ 21.
Mở đầu tác phẩm, chúng ta phải nhìn vào trung tâm. Một người đàn ông mặc áo trắng. Áo trắng vốn dĩ là máu áo gắn liền với thanh xuân vườn trường, là màu của những cô cậu học trò ngây thơ.
Một người đàn ông mặc áo trắng? Tại sao lại là áo trắng? Phải chăng, dù đã trưởng thành, nhưng sâu thẳm trong người đàn ông ấy, vẫn chỉ là một tâm hồn thanh xuân, vẫn những cảm xúc trong trẻo, những thú vui hồn nhiên.
Nhưng, đừng vội phán xét nếu chỉ nhìn vào tấm áo, hãy nhìn trong tay anh ta đang cầm cái gì. Chính nó, 1 chiếc laptop, một công cụ tra tấn của thời đại số. Laptop là đại diện của sự bóc lột, là vũ khí mà giai cấp thống trị sử dụng để gông cùm giới tri thức. Không cần 1 điều luật tàn nhẫn, không cần quân đội gươm giáo, chỉ cần vứt cho 1 chiếc laptop, cả 1 tầng lớp trí thức như bị đóng đinh vào ghế, tầm mắt thu nhỏ vào chiếc màn hình.
Màu áo thanh xuân có ước mơ vô biên đối nghịch hoàn toàn với chiếc gông cùm 4.0 còn đáng sợ hơn cả bùa chú.
Bây giờ, hãy hướng sự chú ý vào người phụ nữ đằng sau.
Một người đàn bà đẹp, e lệ. Nhưng ánh mắt, lại có chút vô hồn, thờ ơ đến lạ. Người đàn bà chứng kiến đứa trẻ giựt tóc móc mắt người đàn ông. 2 cẳng chân em bé xiết cổ người đàn ông. Cô ta ra vẻ có ý định can ngăn, nhưng ánh mắt đã phản bội cô ấy. Một tay đưa ra vô lực, cản mà không cản. Một tay đưa lên che nụ cười hóc hiểm khó tả. Em bé ngây thơ lại trở thành cánh tay nối dài để đặt một áp lực vô hình lên người đàn ông trong gia đình. Nước mắt đàn ông không rơi từng giọt, vâng nó chỉ dám rơi 1 giọt. 1 giọt là quá đủ cho những chất chứa trong lòng. Miệng cười méo xệch, run run.
Không chỉ bó gọn trong bối cảnh 1 gia đình kiểu mẫu. Tác phẩm còn nhìn xa hơn, ra vấn đề của xã hội.
2 con mèo, một con đại diện cho covid, đang thò 1 tay sờ vào chân người đàn ông, như muốn nói: bố mày đến rồi đây. Lông chân người đàn ông dựng đứng, không khác gì một con mèo mẹ xù lông để bảo vệ gia đình, nhưng ở đây là bảo vệ giai cấp thống trị.
Con mèo xám, hiền lành, không thò gì hết, nhưng ánh nhìn lại có chút đáng sợ. Đó chính là bỉm sữa, là bóng ma khiến người đàn ông không đứng dậy nổi. Nói đến đây, mới để ý, chẳng phải người đàn ông định đứng lên nhưng đã bị bao nhiêu áp lực đè xuống, vì vậy tư thế không đứng mà cũng chẳng rõ ngồi.
Tuyệt nhiên, nếu thấu hiểu những tầng nghĩa sâu xa này, tác phẩm của tác giả Thị Na xứng đáng được vào bảo tàng văn học nhân loại.
Chủ quán chuyên văn!