Quán trà đá Digital Marketing

Bước chân vào nghề Digital như nào, bắt đầu học Digital Marketing ra sao (Part 1).

Như thường lệ, mỗi khi tôi định viết bất cứ một chủ đề nào, việc đầu tiên tôi làm là lên Google search xem có ai viết hay chưa. Nếu có người viết rồi, liệu họ đã viết như những gì tôi định viết hay không. Và lần này cũng vậy, sau khi đọc 1 số bài viết cùng chủ đề, tôi thấy vẫn có những góc nhìn có thể khai thác thêm. Bài viết dành cho những bạn mới bước chân vào ngành, hoặc ai có định hướng vào ngành mà đang hoang mang giữa biển kiến thức. Vậy, xin mời ai quan tâm nghề Digital Marketing đọc 2 phần về chủ đề này.

Lưu ý: Bài viết khá dài và lan man

Part 1: Tổng quan về nghề làm Digital Marketing

I. Chia theo môi trường làm việc

Nếu nói về môi trường làm việc, chúng ta có thể chia nghề Digital Marketing thành 2 phân khúc lớn:

làm nghề digital markeing ở agency hay client

1. Làm Digital cho Agency

Agency là những đơn vị chuyên cung cấp các gói giải pháp về Marketing cho những đơn vị kinh doanh khác. Agency có thể cung cấp giải pháp tổng thể từ Plan đến Execution, cũng có thể chỉ cung cấp giải pháp ở 1 mảng nào đó như Creative/Content/SEO/Adword/Facebook, ….. Đặc thù của môi trường làm việc ở Agency sẽ như sau:

Làm Digital ở Agency thường sẽ có môi trường năng động

Lưu ý: những đặc điểm trên sẽ có ở những agency chuyên nghiệp. Những agency nhỏ lẽ chỉ cung cấp 1 giải pháp nhỏ lẻ có thể sẽ không có đầy đủ những đặc điểm trên. Làm việc ở agency nào, sẽ chỉ học hỏi được về những giải pháp mà agency đó cung cấp.


Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề tại chuyên mục Digital Marketing

2. Làm Digital cho Client (In-house)

Client là những đơn vị kinh doanh. Client có thể tự tổ chức Team Digital In-house với đầy đủ chức năng, hoặc thuê outsource với các Agency, hoặc kết hợp theo kiểu có team In-house nhưng mảng nào không làm được sẽ Outsource. Một số đặc điểm khi làm nghề Digital Marketing cho Client:

Môi trường làm Digital ở Client cũng có những nét thú vị.

Để nói về các nhóm Client thì nhiều vô số, không thể kể hết, vì mỗi ngày đều có những Doanh Nghiệp mới ra đời với những giải pháp/sản phẩm chưa từng được biết đến. Tuy nhiên, nếu nói về các nhóm ngành lớn, tôi có thể kể tên 6 nhóm ngành lớn mà dùng nhiều Digital Marketing như sau:

Hai nhóm này vận hành Digital chủ yếu dựa trên việc tạo phễu chuyển đổi, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, biến họ thành khách hàng mua dịch vụ/sản phẩm.Các công cụ Digital chủ yếu sẽ là Google, Banner, SMS, Email, Landing page

Nhóm này vận hành Digital xoay quanh việc gia tăng doanh số bán hàng online trên website TMDT. Nhiệm vụ của người làm Digial là tìm kiếm khách hàng mới và tối ưu hóa CLV (Customer lifetime value – Giá trị vòng đời khách hàng). Để tìm kiếm khách hàng mới, cần sử dụng tất cả các kênh build traffic có thể: FB, GG, Affiliate, Banner,… Để tối ưu hóa CLV, cần quản lý hệ thống dữ liệu người dùng thật tốt, sử dụng các công cụ như: remarketing, email, sms,… Để làm được Digital cho mảng TMDT, yêu cầu phải vững về chuyên môn, am hiểu các hệ thống quảng cáo, các hệ thống đo lường analytics, các phương pháp tracking hiệu quả quảng cáo, hệ thống quản trị website, hệ thống quản lý data, UX(trải nghiệm người dùng),….

Trong nhóm này, có thể kể đến các ngành lớn như: Y tế, Dược phẩm, Thẩm Mỹ, Spa, Nha Khoa,… Đối với các ngành kể trên, việc làm Digital sẽ có đặc thù rất riêng, đó là việc phải kiểm soát nội dung theo nhiều khung pháp lý (Luật quảng cáo, luật Facebook, Luật Google,…) Điều này có nghĩa là, nhóm ngành SK-LD phải chịu nhiều sự ràng buộc pháp lý hơn các nhóm ngành khác rất nhiều. Việc triển khai Digital vẫn rất đa dạng về kênh, tuy nhiên content lại là thứ quan trọng nhất. Việc sáng tạo được các nội dung hay, tính thẩm mỹ cao mà không vi phạm các quy định ràng buộc là tiền đề quan trọng cho việc triển khai bất cứ một chiến dịch Digital nào.

2 nhóm này có đặc thù là cực kì chú trọng về nội dung hình ảnh. Các chiến dịch Digital có thể mang tính nhận diện thương hiệu, hoặc là quảng bá các chương trình promotion giúp thúc đẩy doanh số. Việc làm Digital sẽ khó khăn nhất ở khâu: đánh giá hiệu quả chuyển đổi quảng cáo từ Online sang Offline.

II. Chia theo tính chất công việc.

Nếu như ở phần I, tôi chia nghề Digital Marketing tùy theo bạn làm việc ở đâu, thì ở phần II, tôi sẽ chia nghề Digital tùy theo bạn làm cái gì. Tôi tạm chia nghề Digital thành 2 mảng như sau:

1. Chuyên gia

Thế nào là một chuyên gia? Chuyên gia là thuật ngữ chỉ về những người người được đào tạo theo hướng chuyên sâu, có kinh nghiệm thực hành công việc và có kỹ năng thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể hoặc có hiểu biết vượt trội so với mặt bằng kiến thức chung.

4 đặc điểm thường thấy ở một chuyên gia:

bạn có muốn thành chuyên gia trong nghề digital marketing ?

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trong nghề Digital Marketing

Trong nghề Digital, bạn sẽ là chuyên gia nếu bạn có hiểu biết/kinh nghiệm vượt trội về một kênh/một công cụ nào đó của Digital. Ví dụ: chuyên gia về Facebook, chuyên gia về SEO, chuyên gia về Adword, Chuyên gia về content digital, chuyên gia về google analytic, chuyên gia về UX,….. Túm lại, bạn muốn trở thành chuyên gia trong công cụ nào, thì phải hiểu biết hơn người về công cụ đó.

Ví dụ: bạn muốn trở thành chuyên gia về Facebook Marketing, phải am hiểu vượt trội về tất cả những hoạt động trên FB. Bạn phải biết cơ chế ưu tiên hiển thị nội dung, cơ chế đấu thầu và tính tiền quảng cáo, cơ chế xét duyệt quảng cáo, cách tạo chiến dịch viral trên FB, cách quản lý khách hàng trên FB, các tính năng của fanpage/group,…. Với nền tảng kiến thức dầy dặn như vậy, bạn mới có đủ cơ sở để tư vấn cho hoạt động FB của nhiều lĩnh vực với một sự chính xác cao.

Muốn biết làm sao để trở thành chuyên gia trong nghề Digital Marketing thì hóng Part 2 của chủ đề này nha.

Tham khảo: Mức lương phổ biến của chuyên viên Digital Marketing theo Vietnamsalary

Mình chia sẻ về Nghề Digital Marketing tại Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

2. Quản trị Digital

Nếu như chuyên gia là người cực kì am hiểu về một mảng/công cụ, tức là phát triển kiến thức theo chiều sâu, thì người làm quản trị Digital là người có hiểu biết về rất nhiều công cụ, là phát triển kiến thức theo chiều rộng. Nói nôm na, người làm quản trị, thì kênh/công cụ nào cũng phải biết một ít, không cần biết quá sâu, nhưng phải biết được 4 vấn đề sau đây:

4 yếu tố trên sẽ giúp bạn chọn lựa kênh, điều phối ngân sách, đưa ra những chỉ đạo hợp lý cho team triển khai.

Leader nghề Digital Marketing là một công việc cực kì thú vị

Nhưng nói như vậy, không phải là người làm quản trị cái gì cũng chỉ cần biết một ít, sẽ có một số mảng, Digital Manager phải nắm rất chắc. Ví dụ như:

Trên đây là đôi điều về nghề Digital Marketing, trong giới hạn bài viết, tôi biết vẫn còn nhiều mảng/lĩnh vực Digital chưa được nhắc đến. Tuy nhiên, với mục tiêu định hướng nghề cho các bạn còn đang mới bước chân vào Digital, tôi chỉ chọn những nhóm ngành lớn, có nhu cầu nhân lực cao.

Như vậy, sau bài viết trên bạn đã hình dung được cơ bản theo nghề Digital sẽ có những hướng đi nào. Vì bàn viết đã quá dài và lan man, ở phần sau tôi sẽ tiếp tục phân tích cách lựa chọn hướng đi và cách học tập để thành công ở hướng đi đó như thế nào.

>> Part 2: “Bước chân vào nghề như thế nào, học Digital Marketing ra sao” 

Exit mobile version