Trình bày sao cho thuyết phục?
Lúc đó là chiều t5 tuần trước, mình đang dạy môn “Kỹ Năng Viết Trong PR” tại NEU. Giữa giờ nghỉ có 1 nhóm bạn sinh viên xin vào lớp để truyền thông cho 1 event về kinh doanh/khởi nghiệp. Tất nhiên là mình cũng hết sức tạo điều kiện cho các hoạt động của sinh viên, mình đã xuống đứng cuối lớp cho các bạn ấy cầm mic trình bày.
Phần trình bày khá là lôm côm. Bạn nhỏ cầm mic nói năng k dc mạch lạc rõ ràng lắm, thông tin không có điểm nhấn, chỉ đơn thuần là trình bày các thông tin cơ bản về chương trình như: tên, ngày giờ, diễn giả,….
Cái sự lôm côm này thì hoàn toàn có thể thông cảm dc. Việc đi truyền thông như này thường dí cho các bé năm 1, cùng lắm là năm 2 thôi. Vậy nên các bé bị run khi nói trước đám đông là hết sức bình thường. Hồi học năm 2 tôi còn run tí ngất trên bục giảng khi thuyết trình môn Văn Hóa Doanh Nghiệp ấy mà.
Sau khi mấy đứa nhỏ trình bày xong, chúng nó đang định ra về thì tôi gọi lại, bắt đứng xuống cuối lớp 5p để nghe tôi nói vài điều. Tôi muốn chia sẻ 1 chút kinh nghiệm để tụi nó có thể làm tốt hơn, tiện chia sẻ cho cả sinh viên của tôi luôn.
Để thuyết phục một ai đó, điều quan trọng k phải là câu từ vi diệu, cũng k phải là những mưu kế thâm sâu to tát, cũng k cần đến thần thái nguy hiểm gì đâu.
Với tôi thì mấu chốt của sự thuyết phục nằm ở “sự thấu hiểu”. Ta sẽ có khả năng thuyết phục người khác nếu ta hiểu chính xác họ muốn và cần điều gì. Một khi mà bạn đã có sự thấu hiểu đó, bạn tự nhiên sẽ biết phải trình bày thông tin như thế nào.
Lấy ví dụ câu chuyện truyền thông cho sự kiện. Thay vì trình bày thông tin một cách vô thức, theo kiểu có gì nói đấy. Người làm truyền thông cần phân tích xem khán giả muốn gì cần gì ở 1 event, hay nói cách khác là thử suy nghĩ xem thông tin nào về 1 event sẽ có tác động mạnh đến khán giả.
Xoay quanh 1 event chuyên môn thì chủ yếu có 2 thứ thôi: Nội dung và diễn giả. Chúng ta phải tự đánh giá xem mức độ hấp dẫn của 2 yếu tố đó trong event của chúng ta đang ở mức nào. Cái nào hấp dẫn hơn thì tập trung vào cái đó mà truyền thông. Có những event chủ đề k mới nhưng speaker lại hot và ngược lại.
Có những trường hợp bản thân thông tin về event nó đã hấp dẫn rồi thì k cần phải suy nghĩ quá nhiều. Ví dụ như một idol nào hoặc một doanh nhân số má (kiểu như bác Vượng chẳng hạn) về trường, thì bản thân sự kiện nó đã hot rồi, người làm truyền thông quá dễ. Hoặc bạn có 1 event với cái tên cực hấp dẫn, kiểu như “bí quyết qua môn mà k cần học nhiều”, dù speaker k nổi tiếng thì sự kiện vẫn cứ hot
Nhưng có những trường hợp mà topic cũng k mới, diễn giả cũng k nổi tiếng, thì phải làm sao?…..
Thì phải chủ động tạo ra sức hấp dẫn cho event chứ sao nữa.
Thử rà soát lại từng topic, xem có những điểm nào có thể đang nỗi lo của khán giả không. Thử rà soát lại từng speaker, xem có ai có những câu chuyện thú vị có thể khiến sinh viên muốn đến gặp mặt không?
Quay lại cái buổi học kia, lúc mình nghe các bạn trình bày về danh sách các diễn giả, mình có nhận ra 2 cái tên rất thú vị. 1 người là chủ của 1 doanh nghiệp đứng top về môi trường làm việc hạnh phúc của Việt Nam, 1 người là diễn giả đã từng được chia sẻ tại nhiều event quốc tế, thậm chí cả các sự kiện của Liên Hợp Quốc.
Đó là những điểm rất thú vị, nhưng các bạn lại trình bày rất vô hồn, đọc tên và title diễn giả như 1 cái máy đọc. Đó là sự lãng phí tư liệu truyền thông.
- Sự kiện A có chủ đề XYZ.
- Trong sự kiện A, diễn giả B sẽ chia sẻ 1 casestudy khởi nghiệp k cần vốn mà ai cũng có thể áp dụng được.
2 phần trình bày ở trên có sự khác nhau rất lớn về bản chất và hiệu quả. 1 cái là trình bày thuần túy, 1 cái là trình bày để thuyết phục. Ta k bịa ra điều gì mới, ta cũng k làm gì để thay đổi bản chất vấn đề. Ta chỉ chủ động tìm ra những thông tin có giá trị để tăng khả năng thuyết phục mà thôi.
Để làm tốt việc truyền thông, chúng ta phải nghiên cứu rất kỹ về đối tượng và bản thân sản phẩm. Không cần nói văn hoa màu mè, nhưng đã nói là phải có ý đồ, nói là phải có trọng tâm, phải nói đúng cái người ta muốn nghe.
Những điều trên k chỉ áp dụng cho việc truyền thông sự kiện, thậm chí k chỉ áp dụng cho các công việc trong khuôn khổ Marcom. Ta có thể áp dụng tư duy trên vào mọi khoảnh khắc, những lúc mà ta muốn thuyết phục người khác về 1 điều gì đó.
Chủ quán trà đá.