https://phungthaihoc.com/wp-content/uploads/2021/03/poseHoc3-740x493.png

AI DÁM NÓI MÌNH THÀNH THẠO CONTENT?

Ngày xưa, cách đây khoảng 5 7 năm, khái niệm content còn bị hiểu nhầm rất nhiều. Nhưng hiện nay, các kiến thức về content đã được phổ cập kha khá. Chỉ cần dành 1 chút thời gian nghiên cứu, một bạn Newbie cũng có thể tự tin phát biểu “Content không chỉ có viết, content còn là…..”

Content là tất cả những thứ mà chúng ta dùng để truyền tải một suy nghĩ hoặc một cảm nhận đến một đối tượng với một mục tiêu cụ thể.

Content có thể là câu chữ hình ảnh trên các biển bảng ngoài trời, có thể là hương nước hoa bạn đã xịt vào sản phẩm trước khi đóng gói giao cho khách, có thể là chiếc áo đồng phục mà nhân viên phục vụ nhà hàng bắt buộc phải mặc khi giao tiếp với khách.Nếu bạn đang tìm hiểu về việc khách hàng sẽ suy nghĩ hoặc cảm nhận ra sao về một thứ gì đó, thì thứ đó có thể chính là Content.

Content là một khái niệm bao trùm. Bây giờ thử phân tích riêng một nhánh, là Digital Content – tức là tất cả những định dạng nội dung trên môi trường kĩ thuật số.

Có hàng chục, thậm chí hàng trăm các trường phái content khác nhau, dẫn đến các yêu cầu về kỹ năng content khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào tính chất sản phẩm, tính chất tệp đối tượng, phụ thuộc vào kênh, phụ thuộc vào tỉ thứ.

  • Có bạn đi làm content, ở cty tập trung vào sáng tạo kịch bản video, làm sao cho viral, hoặc làm sao để video hấp dẫn dễ ra đơn.
  • Có bạn đi làm content, ở cty chỉ tập trung vào build fanpage, làm sao cho page đông tương tác, nhìn vào thấy thương hiệu nhất quán và nổi bật.
  • Có bạn cũng đi làm content, nhưng cty lại thiên về làm seo, hàng ngày phải lập kế hoạch, viết bài, duyệt bài, edit bài, bla bla.
  • Có bạn thì chuyên về chữ, có bạn thì chuyên về hình ảnh, có bạn thì lại chuyên về lập kế hoạch và quản lý đội ngũ.
  • Có bạn làm content thì chuyên về sáng tạo, có bạn thì chuyên về logic.

Đấy, cùng là làm content, mà mỗi người 1 vẻ, mỗi người có 1 hệ thống kỹ năng khác nhau.Vậy nên, mình rất ngại khi ai đó gọi mình là chuyên gia content. Cái khái niệm này quá lớn để 1 ai đó có thể thực sự bao quát hết.

Mình nhận ra điều này từ khá sớm. Kể từ lúc đó, mình đã phải lựa chọn 1 hướng đi để bản thân có thể tự tin về một điều gì đó. Mình đã lựa chọn “Viết quảng cáo bán hàng trên Facebook“.

Viết – có nghĩa là bỏ qua những content dạng hình ảnh

Quảng cáo – có nghĩa là bỏ qua những content như bài PR, bài SEO,…

Bán hàng – có nghĩa là bỏ qua những mục tiêu khác như viết bài tương tác, viết bài thương hiệu….

Facebook – có nghĩa là bỏ qua những hệ thống kênh khác

Thay vì cứ loay hoay trong cái mê cung k lối thoát của Content, mình tập trung học hỏi và phát triển 1 kỹ năng cụ thể. Học đến khi nào mà ra ngoài xã hội tự tin khoe rằng tao giỏi, cái này tao làm tốt này, để đến khi có ai đó gọi mình là chuyên gia thì nó đỡ xấu hổ.

Mình chọn 1 kỹ năng để làm thật giỏi, không có nghĩa là những cái khác mình không biết làm, chỉ là không tự tin đi khoe thôi. Một khi đã khoe, là phải tự tin vl lắm.

Chốt lại, trong gr này có hàng trăm nghìn người đang định hướng sống với nghề Content. Mỗi người hãy tìm ra 1 cái gì đó mà bản thân có thế mạnh, học cho thật giỏi vào, để sau này, người ta hỏi thì còn có cái mà khoe. “Tao giỏi cái này cái kia”. Giỏi viết Seo cũng dc, giỏi viết PR cũng dc, giỏi kể chuyện cũng được, giỏi chửi nhau cũng dc, chứ nói chung chung “tao giỏi content” nghe điêu lắm.

Chủ Quán Trà Đá.

Thái Học

Tôi là Phùng Thái Học. Tôi thích viết, thích nuôi mèo, thích Digital Marketing, thích chia sẻ và tâm sự thầm kín. Cám ơn bạn đã ghé qua blog của tôi, rất mong được đọc các comment góp ý của các bạn.