https://phungthaihoc.com/wp-content/uploads/2023/08/Screenshot_1-740x493.png

THỰC CHIẾN là rất SIDA

THỰC CHIẾN là rất SIDA
KINH NGHIỆM đôi khi cũng rất SIDA
NGƯỜI THÀNH CÔNG cũng vậy

Chắc chả cần nói thì chắc nhiều người cũng đã đủ ớn với những khóa học gắn mác thực chiến. Cái đ gì cũng thực chiến hết. Sale thực chiến, ads thực chiến, kinh doanh thực chiến, trị táo pón thực chiến,…

Tôi thì ghét cay ghét đắng cái từ này. Ghét đến mức mà tôi đã từng tạo 1 khóa tên là “Content thực chiến” (hiện k dạy nữa) chỉ để mời mn đến học, rồi kể cho mn biết mình ghét cái tên này đến mức nào. Ai học khóa content năm 2021 chắc vẫn nhớ vụ đó.

Bản chất cái từ này cũng chả có cái vấn đề gì cả, vấn đề nằm ở cả 2 phía người dạy và người học, chính các bạn đã chọn cách hiểu sai, hoặc cố tình làm sai ý nghĩa của nó.

Về mặt khái niệm, tôi chỉ hiểu đơn giản thế này: Thực chiến là những gì diễn ra trong thực tế. Học thực chiến, là học những cái áp dụng được trong thực tế.

Tạm dừng ở đó, chúng ta quay sang bàn về việc học một chút. Chúng ta luôn có 2 hệ thống kiến thức cần học: một là học về tư duy, 2 là học về hành động.

Lấy 1 ví dụ như học về content đi.

  • Khi bạn học về nghiên cứu khách hàng và sản phẩm, học về cách nghiên cứu đề bài truyền thông để từ đó tự đưa ra hướng làm nội dung theo từng đề bài… => Đó là học từ gốc.
  • Khi bạn học về cách giật title, cấu trúc bài quảng cáo… => Đó là học từ ngọn.
  • Học từ gốc thường hướng đến 5 câu hỏi W: làm cái gì, làm để làm gì, khi nào làm, làm với ai, làm ở đâu?
  • Học từ ngọn thường hướng đến câu hỏi How: làm như thế nào?

Tư duy và hành động là chân tay không thể thiếu cái nào. Nếu chỉ có tư duy thì về lâu về dài vẫn sẽ làm được, nhưng sẽ mất tgian tự mày mò cách triển khai. Nhưng nếu chỉ học về hành động, thì khi nguồn lực hay bối cảnh thay đổi, con người sẽ trở nên bị động và thụt lùi, luôn luôn phải đi đuổi theo xã hội.

Cho nên, tốt nhất là phải học cả gốc cả ngọn, học gốc để hiểu, học ngọn để làm.

Quay lại với câu chuyện THỰC CHIẾN.

Nếu chiếu theo cách hiểu của mình ở trên, thì bản chất từ Thực Chiến nó k lquan gì đến học gốc hay học ngọn cả. Bạn có thể học gốc thực chiến và học ngọn thực chiến, học tư duy thực chiến và học thực thi thực chiến, miễn là những thứ đó có thể áp dụng vào trong thực tế.

Tuy nhiên, nhiều người cố tình hiểu thực chiến theo nghĩa là chỉ tập trung học về thực thi. Qua đó họ bài trừ lý thuyết theo hướng cực đoan. Chính vì cái suy nghĩ đó nên các khóa học gắn mác thực chiến mới ra đời ồ ạt.

Về phía người dạy, họ gắn mác thực chiến vào để khóa học nghe có cảm giác là tính ứng dụng cao.

Về phía người học, họ đi tìm các khóa thực chiến với hy vọng tìm được kiến thức hữu ích để ứng dụng ngay lập tức vào công việc, mong cầu có kết quả nhanh, tiết kiệm thời gian và công sức.

Mong muốn ấy từ cả 2 phía đều chính đáng, tuy nhiên vấn đề lại phát sinh như thế này.

Với xu hướng tôn vinh thực chiến kiểu nửa vời, mọi người thường hướng đến việc tìm những người thành công có casestudy cụ thể để học, vì nghĩ rằng đó là người thực chiến nhất. Đây cũng là nguyên nhân của làn sóng khoe tiền, khoe số liệu, thậm chí fake doanh thu để lùa gà, nhưng thôi k bàn ở đây.

Mong muốn đó đương nhiên không sai, nhưng vấn đề là nó k đủ.

Giảng dạy kiến thức từ kinh nghiệm của bản thân sẽ là rất dở, nếu người chia sẻ không có sự nghiên cứu sâu rộng.

Vì khi một người người làm thành công, là họ đang thành công trong bối cảnh và nguồn lực của chính họ. Vậy thì điều gì đảm bảo những người khác sẽ thành công giống người đó khi mà bối cảnh khác nhau và nguồn lực của mỗi người là vô cùng khác nhau?

Một người giảng dạy đúng nghĩa, là phải kết hợp những kinh nghiệm/trải nghiệm của bản thân với 1 quá trình nghiên cứu toàn diện:

  • Nghiên cứu sâu để biến những kiến thức/kinh nghiệm mình có thành quy trình/công thức, và phải có cơ sở lý giải cho toàn bộ những kiến thức đó
  • Nghiên cứu rộng để phân tích cách tư duy và triển khai trong từng bối cảnh và nguồn lực khác nhau, từ đó khái quát ra nguyên lý chung cho mọi hoàn cảnh.

Nếu một người giảng dạy làm được như vậy, thì đó là Thực Chiến Trọn Vẹn.

Vậy nên, có một kiểu đào tạo mà mình khá là không thích, đó là chưa làm thợ đã lo làm thầy. Đó là khi 1 người mới thành công trong 1 lĩnh vực được 1 thời gian ngắn, đã đi mở khóa học. Ở đây là mình nói đến người có thành công thật, chứ chưa bàn đến vụ chém gió màu mè đâu nhé.

Kiểu:
livestream bán hàng doanh số cao => mở khóa học.
Xây được kênh 1 2 kênh Tóp tóp => mở khóa học.
Nuôi được con khỏe mạnh giỏi giang => mở khóa học.

Như đã nói ở trên, nếu người dạy chưa có quá trình nghiên cứu đủ toàn diện, thì những kiến thức người đó truyền tải thường sẽ mang tính phiến diện áp đặt, nó chỉ thành công trong một số trường hợp cụ thể. Hệ quả là 1 số lượng lớn học viên đi học thấy hay, nhưng về cơ bản là không áp dụng được.

Ví dụ như khi tôi đào tạo về THCN, tôi gần như k bao giờ lấy bản thân ra làm ví dụ hay hình mẫu. Vì tôi biết bản thân tôi khác với 100% các học viên còn lại, họ k thể làm THCN giống hệt theo cách mà tôi đang làm. Vậy nên kiến thức tôi truyền đạt phải dựa trên nghiên cứu từ rất nhiều case tổng hợp lại, chứ k phải là dạy mọi người làm giống như tôi. Đang phân vân xem k biết có nên đổi tên khóa THCN thành “THCN Thực Chiến” không :))

Vậy mấu chốt giải quyết vấn đề ở đây là gì?
Cũng đơn giản thôi, bạn chỉ cần phân biệt giữa CHIA SẺ và ĐÀO TẠO.

Bạn có case thành công, bạn có kinh nghiệm trải nghiệm, bạn cứ thoải mái chia sẻ. Thậm chí thu phí cũng được, không ai có quyền phán xét bạn, vì bạn chỉ review lại những gì thực tế bạn đã làm.

  • Bạn hãy tuyên bố miễn trừ trách nhiệm, theo kiểu: “tôi đã làm như vậy, còn bạn thích làm thế nào là tùy bạn, đúng sai đừng kêu”.
  • Bạn cũng đừng gán những ngôn từ to tát cho kiến thức của bạn, kiểu như là: cẩm nang, bí quyết, công thức,… Thậm chí bạn còn phải tránh xa mấy từ đó như là ghẻ ấy.

Nếu bạn có kinh nghiệm + nghiên cứu, bạn có thể đào tạo để giúp đỡ mọi người có được kết quả tối đa trong bối cảnh và nguồn lực của chính họ. Bạn phải giúp họ tự xác định được con đường riêng, chứ k phải biến họ thành 1 bản sao của bạn. Lúc này bạn phải có trách nhiệm với nội dung mình truyền đạt.

Tóm lại, bài hơi dài nên xin phép chuốt lại mấy ý, anh em đọc kỹ k lại hiểu nhầm.

  1. Thực chiến là một từ sida, nếu như bạn hiểu từ đó theo hướng chỉ học ngọn mà bỏ gốc, bài trừ lý thuyết cực đoan.
  2. Kinh nghiệm ĐÔI KHI cũng rất sida, vì nó chỉ đúng trong một bối cảnh và nguồn lực nhất định.
  3. Người thành công cũng không phải là văn mẫu để bạn sao chép 100%. Trừ khi bạn sao chép được toàn bộ bối cảnh và nguồn lực của họ.
  4. Người thành công cũng có thể thất bại về mặt truyền đạt nếu như chọn nhầm vai giữa CHIA SẺ và ĐÀO TẠO.
  5. Bạn có thể thoải mái chia sẻ bất cứ một thứ gì bạn làm, dù nó là thành công hay thất bại. Kinh nghiệm và trải nghiệm của bạn có thể giúp ích rất nhiều người, miễn là bạn chọn đúng vai.
  6. Bạn có thể truyền dạy kiến thức nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm + một quá trình nghiên cứu đủ sâu rộng.

Chủ quán trà đá!

Thái Học

Tôi là Phùng Thái Học. Tôi thích viết, thích nuôi mèo, thích Digital Marketing, thích chia sẻ và tâm sự thầm kín. Cám ơn bạn đã ghé qua blog của tôi, rất mong được đọc các comment góp ý của các bạn.