https://phungthaihoc.com/wp-content/uploads/2019/05/making-websites.png

Quy trình xây dựng Website chuẩn cho ngành Dược

Trên môi trường Internet, chúng ta có thể coi xây dựng Website chính là xây trụ sở của Doanh Nghiệp. Với sự phát triển của Facebook, các Doanh Nghiệp nhỏ có thể bắt đầu việc kinh doanh rất đơn giản chỉ với một Fanpage. Việc sử dụng Fanpage có nhiều lợi ích như: tạo lập nhanh và miễn phí, không yêu cầu kĩ thuật, dễ tiếp cận khách hàng,….. Tuy nhiên, các bạn hãy nhớ rằng Facebook cũng chỉ là 1 Website, Fanpage là thuộc sở hữu của Facebook chứ không phải của bạn.

Tất cả những gì bạn tích lũy trên FB có thể biến mất một ngày nào đó, có thể là bị khóa do vi phạm chính sách, bị mất do bị hack nick, hoặc đơn giản là do lúc đó FB không còn được ưa chuộng nữa. Chỉ có website mới thực sự là tài sản của bạn, trường tồn với Doanh Nghiệp theo thời gian. Về mặt truyền thông, Website sẽ giúp bạn triển khai được rất nhiều hình thức quảng cáo khác như: SEO, AdWords, Affilliate…

Dưới đây là một quy trình xây dựng website cơ bản để xây dựng 1 website hoàn chỉnh cho ngành Dược Phẩm.

các bước làm website dược phẩm

1. Xác định mục tiêu xây dựng website

Việc đầu tiên, chúng ta phải xác định vai trò của website đối với Doanh Nghiệp của mình. Website cũng có nhiều loại khác nhau:

Web thương hiệu

Loại này trông sẽ giống như một bản hồ sơ năng lực, chỉ trình bày làm sao để web đẹp nhất, nổi bật yếu tố thương hiệu nhất.

Web bán hàng

Loại này sẽ tập trung vào các yếu tố tối ưu chuyển đổi:  tốc độ tải trang, tinh gọn hình ảnh, bổ sung nút call to action, landingpage bán hàng,…

Web sàn thương mại điện tử

Loại này dành cho các doanh nghiệp có rất nhiều sản phẩm. Xây dựng Website như một nhà thuốc online để khách hàng lựa chọn sản phẩm. Các giao dịch sẽ ưu tiên thanh toán điện tử.

Web thông tin

Loại này thường dùng làm web phụ, để có thêm 1 kênh giao tiếp với khách hàng. Ví dụ bạn có sản phẩm thuốc xương khớp, có thể làm 1 website “kienthucxuongkhop.com”. Trên website sẽ cung cấp rất nhiều thông tin kiến thức về bệnh lý . Web dạng này sẽ phục vụ rất tốt cho SEO, muốn bán hàng thì chỉ cần tinh tế trong khâu giới thiệu sản phẩm cuối mỗi bài viết.


Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề tại chuyên mục Digital Marketing

2. Mua domain và hosting

chọn tên miền

Khâu này chắc không cần giải thích nhiều, ai chưa phân biệt được 2 khái niệm trên có thể tra google nha. Có một chút cần lưu ý, khi mua domain nên có kế hoạch từ sớm và mua đủ các bộ domain cơ bản ( .vn, .com. .com.vn)

3. Chuẩn bị các giấy tờ pháp lý

Một số giấy tờ cần chuẩn bị cho việc xây dựng website như sau:

– Giấy phép quảng cáo, đăng kí KD

– Giấy công bố chất lượng sản phẩm Dược

– Các giải thưởng, bằng chứng nhận

– Tùy loại hình website, sẽ cần một trong các giấy tờ sau: Chứng nhận đã báo cáo bộ công thương, giấy đăng kí sàn thương mại điện tử, giấy phép mạng xã hội, giấy phép trang tin điện tử tổng hợp.

4. Lên sitemap và Layout

Để làm một sitemap đơn giản, bạn có thể vẽ trên giấy hoặc excel. Sitemap sẽ chỉ ra cách sắp xếp, phân cấp và phân loại nội dung trên website. Ví dụ

Một ví dụ về sitemap

Layout là cách bạn phân chia bố cục web. Ví dụ

Một ví dụ về bố cục trang Web

5. Thiết kế giao diện UI trên PC và Mobile

Cái tên đã nói lên tất cả, ở phần này chúng ta sẽ triển khai Sitemap và Layout thành một bản thiết kế hoàn chỉnh. Chú ý tập trung thiết kế bản Mobile thật tối ưu, vì 80% user vào web là từ mobile.

6. Code và hoàn thiện tính năng

Sau khi có được bản thiết kế website dược hoàn chỉnh, chúng ta sẽ nhờ sự tham vấn của IT, chọn ra một nền tảng web phù hợp. Có một số nền tảng phổ biến như: WordPress (Đơn giản, dễ dùng, tốt cho SEO), Magento (hợp với TMDT), Joomla (Mạng xã hội hoặc TMDT),….. Trên nền tảng đã chọn, chúng ta sẽ giao cho lập trình viên code website. Sau đó, hãy hoàn thiện các chức năng cơ bản như: đặt đơn hàng, tìm kiếm, gắn thẻ tag, gợi ý bài liên quan, nút gọi điện trên mobile, popup,…

7. Thiết lập công cụ đo lường

Google Analytics là công cụ phổ biến nhất ở Việt Nam

Công cụ phổ biến nhất tại Việt Nam hiện tại không gì khác ngoài Google Analytic. Nói về ưu điểm của GA thì kể cả ngày không hết, bạn có thể chọn GA mà không phải lăn tăn nhiều. Ngoài ra vẫn có một số công cụ khác tương đối tốt như Yandex, KissMetric,… Mỗi công cụ cũng có 1 số ưu điểm riêng, mình sẽ viết thêm bài về vấn đề này sau. Tuy nhiên như mình đã nói ở trên, bạn cứ cài GA là đã quá đủ.

8. Cài đặt các mã Tracking

Để phục vụ việc làm quảng cáo, chúng ta sẽ phải cài một số mã theo dõi Pixel. Phổ biến nhất là Pixel của Facebook và Google. Pixel sẽ giúp chúng ta thu thập thông tin của các user vào website, sau đó sử dụng công cụ quảng cáo để tiếp cận đến những đối tượng này. Đây chính cơ chế của thuật ngữ Remarketing quen thuộc.

9. Đăng nội dung và phát triển Website

Phần này thì chắc không phải nói gì thêm nhỉ

10. Đo lường và tối ưu liên tục UX


UX (User Experience) là thuật ngữ chỉ trải nghiệm người dùng

UX_Trải nghiệm người dùng trên Website là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả Marketing. Nếu bạn có một UX tốt, bạn sẽ có tỉ lệ chuyển đổi tốt. Vì vậy, trong quá trình vận hành Website, cần liên tục theo dõi để chỉ ra những chỗ chưa hợp lí, từ đó thay đổi và tối ưu Website. Để tối ưu được UX, các bạn có thể đọc thêm bài viết về cách làm Digital Performance trong bài viết sau: DIGITAL PERFORMANCE – XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA TƯƠNG LAI. Trên đây là các bước rất cơ bản để xây một Website từ con số 0. Tùy mô hình tổ chức của DN, mỗi bước có thể do 1 người khác nhau đảm nhiệm, hoặc 1 nhân sự đảm nhiệm nhiều bước. Chúc các bạn sẽ có một Website ưng ý.

Thái Học

Tôi là Phùng Thái Học. Tôi thích viết, thích nuôi mèo, thích Digital Marketing, thích chia sẻ và tâm sự thầm kín. Cám ơn bạn đã ghé qua blog của tôi, rất mong được đọc các comment góp ý của các bạn.