https://phungthaihoc.com/wp-content/uploads/2020/07/dsad-01-740x493.png

CƯ XỬ VỚI CÁI SAI – GÓC NHÌN TRUYỀN THÔNG.

Hôm nay trên mạng lại rộ lên 1 cái phốt. Một đám bạn trẻ bôi bánh kem khắp một phòng khách sạn và quay video lại với một thái độ thích thú lạ thường. Sau khi nhận được vô vàn chỉ trích từ cư dân mạng, các bạn trẻ đã đưa ra lời giải thích như sau: Do bị chủ ksan tính tiền sai, nên bôi bẩn phòng để trả đũa.

Đây không phải là một câu chuyện mới mẻ, những thứ tương tự như này vẫn xảy ra hàng ngày trong cuộc sống. Mình viết bài này để cung cấp cho các bạn cái nhìn rộng hơn về “Đối nhân xử thế”, về cách mà truyền thông phán xét một con người.

CÓ 2 NGUYÊN TẮC CÁC BẠN CẦN PHẢI NHỚ NHƯ SAU:


1. Người ta sai trước, không có nghĩa là bạn được sai sau.

Người ta gian lận tiền của bạn không có nghĩa là bạn cũng có thể gian lận để lấy lại số tiền.

Thông cảm không đồng nghĩa với tha thứ. Bạn có thể đưa ra 1 lý do cho hành động của mình. ok người ta có thể thông cảm với lý do đó, nhưng không có nghĩa là bỏ qua. Khi đứng trước một phiên tòa, động cơ có thể giúp giảm nhẹ bản án 1 phần nào đó, chứ không thể xóa hoàn toàn tội lỗi.

Đừng vì đồng nghiệp chơi xấu, mà ta cho phép mình chơi xấu lại.
Đừng vì sếp ki bo mà ta cho phép mình làm tổn hại đến công ty.

Nếu cư xử không đúng, bạn có thể biến cái sai của người khác thành cái sai của mình, hãy xem nguyên tắc số 2 để hiểu rõ hơn.

2. Truyền thông và dư luận có xu hướng đứng về phía kẻ yếu.


Ủa, sao kì zợ, sao xã hội tốt đẹp quá vậy, luôn đứng về phía kẻ yếu thật sao???

Không, không đơn giản như vậy đâu. Cái nguyên tắc này không hề xuất phát từ những điều tốt đẹp, không hề xuất phát từ lòng trắc ẩn muốn bênh vực kẻ yếu. Cái nguyên tắc này xuất phát từ việc con người luôn ghét kẻ mạnh.

Trong xã hội, kẻ mạnh luôn chỉ chiếm một tỉ trọng rất rất nhỏ, còn lại là kẻ yếu. Tạm lấy tài sản ra làm thước đo cho thời đại này, thì vài phần trăm kẻ mạnh lại nắm giữ gần như tất cả tài sản của xã hội. Theo báo cáo năm 2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), 1% dân số thế giới đang nắm 82% lượng của cải tạo ra trong năm đó.

Cho nên, chúng ta tạm hiểu, tiếng nói của dư luận, đa phần sẽ là tiếng nói của kẻ yếu. Mà kẻ yếu thì tự nhiên sẽ không thích những kẻ mạnh khác. Khi một kẻ yếu gặp thất bại, xã hội sẽ thương cảm. Khi một kẻ mạnh thất bại, nhiều người sẽ hả hê. Kẻ yếu sẽ rất thích khi tiếng nói của mình đã góp phần làm ảnh hưởng đến một kẻ mạnh nào đó. Điều đó làm cho kẻ yếu thấy yên tâm và an toàn hơn.

Trong một sự vụ, ai tỏ ra yếu đuối hơn, ai nghèo hơn thường sẽ được bênh vực.

Một cái oto va chạm với xe đạp, khiến cho người lái xe đạp bị thương, dù cho xe đạp có là người sai trước, thì dư luận vẫn luôn có xu hướng bảo vệ xe đạp. Dư luận sẽ muốn oto phải xin lỗi, quan tâm, thậm chí đền bù cho xe đạp. Đặc biệt nếu đó là một bà cụ cao tuổi.

Đáng lí, mọi thứ phải xuất phát từ logic. Muốn biết ai sai ai đúng, phải đi vào phân tích từng hành động, đối chiếu với quy định pháp luật. Nhưng không. mọi người lại thường quan tâm đến cái tình hơn là cái lý.

Đó là lí do, trong các cuộc chiến truyền thông, mọi người luôn giành nhau cái vị trí kẻ yếu. Luôn có một cuộc thi xem ai bị thiệt hại nhiều hơn, ai khổ nhiều hơn, để dành lấy tình thương từ dư luận, để dành lấy cái gọi là “sức mạnh của kẻ yếu”.

Chốt lại, sau bài viết này, mình không muốn các bạn ám ảnh với những khái niệm kẻ yếu kẻ mạnh. Mình chỉ muốn các bạn có 1 thái độ tốt trước các sai lầm của người khác. Đừng biến cái sai của người khác thành cái sai của mình.

Anh chủ quán!

Thái Học

Tôi là Phùng Thái Học. Tôi thích viết, thích nuôi mèo, thích Digital Marketing, thích chia sẻ và tâm sự thầm kín. Cám ơn bạn đã ghé qua blog của tôi, rất mong được đọc các comment góp ý của các bạn.